1. Chỉ báo MACD là gì?
Chỉ báo Moving Average Convergence Divergence (đường Trung bình phân kỳ hội tụ) viết tắt là MACD
Được phát triển bởi Gerald Appel.
Chỉ báo MACD thể hiện:
- Xu hướng của thị trường
- Độ mạnh yếu của xu hướng đó
2.Công thức tính chỉ báo MACD
Chỉ báo có thông số mặc định MACD (12,26, close, 9).
Có 3 thành phần chính tạo nên chỉ báo MACD:
- Đường MACD
- Đường Tín hiệu
- Biểu đồ Histogram
2.1.Đường MACD
Giá trị của MACD tại một thời điểm được tính như sau:
MACD = EMA (12) – EMA (26)
Ví dụ: Gold H4

Trong hình trên sau khi nến H4 đóng cửa ta có giá trị EMA 12 = 1859.39 và EMA 26 = 1851.78.
Giá trị MACD = 1859.39 – 1851.78 = 7.61
Tập hợp giá trị của MACD tại các thời điểm khác nhau tạo thành đường MACD. Việc tính toán và vẽ đường MACD hoàn toàn tự động.
2.2. Đường tín hiệu – signal
Thông thường giá đóng cửa trong phiêu giao dịch được sử dụng để tính đường EMA.
Đường tín hiệu xây dựng bằng các điểm có công thức tính EMA 9 của giá trị MACD
Sign = EMA 9 (MACD)
trong đó: MACD = EMA 12 (close) – EMA 26 (close)
9 là chu kỳ
Trong ví dụ trên đường tín hiệu – Sign là đường màu cam.
2.3. Biểu đồ Histogram
Histogram = MACD – Signal
Từ công thức ở trên ta đã tính được giá trị:
MACD = 7.61
Sign = EMA 9 (7.61) = 4.92
Histogram = 7.61 – 4.92 = 2.69 > 0

Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy:
- Nếu đường MACD nằm trên đường Sign thì Histogram mang giá trị dương và được biểu thị (màu xanh) ở trên mức 0.
- Nếu dường MACD nằm dưới đường Sign thì Histogram mang giá trị âm và được biểu thị (màu đỏ) ở dưới mức 0.
- Tại giao điểm của đường MACD và đường Sign thì Histogram có giá trị = 0.
3.Bản MACD rút gọn
Khác với bạn MACD mặc định, bản MACD rút gọn có biểu đồ histogram được xây dựng trên giá trị MACD.
Ưu điểm của bản MACD rút gọn là dễ nhìn, đơn giản mà lại đảm bảo đầy đủ tín hiệu như bản MACD mặc định.
Ngoài ra bản MACD rút gọn dễ dàng nhận ra được độ mạnh yếu của xu hướng.

4. Cách đọc thị trường thông qua chỉ báo MACD
4.1. Giai đoạn thị trường tăng giá
Đặc điểm nhận diện là đường tín hiệu và đường MACD nằm trên mức 0
Ví dụ:

Thể hiện trên chỉ báo:
- MACD thường duy trì ở mức > 0,
- Các thanh xanh đậm liên tiếp chỉ báo cho giá tăng mạnh và liên tục
- khoảng cách giữa 2 lần giao cắt thể hiện thị trường giảm điều chỉnh trong xu hướng tăng.
4.2.Giai đoạn thị trường giảm giá
Đặc điểm nhận dạng là đường tín hiệu và đường MACD nằm dưới mức 0
Ví dụ:

Thể hiện trên chỉ báo:
- MACD thường duy trì ở mức < 0,
- các thanh đỏ đậm liên tiếp thể hiện giá đang giảm mạnh và liên tục.
- khoảng cách giữa 2 lần giao cắt của đường MACD và đường tín hiệu thể hiện thị trường điều chỉnh tăng trong xu hướng giảm.
4.3.Giai đoạn thị trường đi ngang
Đặc điểm nhận dạng là đường MACD liên tục cắt qua mức 0 giống với biểu đồ hình sin

Thể hiện trên chỉ báo:
- Đường MACD và đường tín hiệu dao động quanh mức 0
- Giao cắt giữa đường MACD và đường tín hiệu ở phía trên báo hiệu giá đảo chiều – giảm, giao cắt ở phía dưới báo hiệu giá đảo chiều – tăng.
Lưu ý kiến thức cần lắm được:
– Hiểu bản chất và cách tính chỉ báo MACD- Chỉ báo MACD thể hiện qua 3 giai đoạn chính của thị trường
Trong bài tiếp theo Trader sẽ học cách vận dụng chỉ báo MACD vào việc tìm kiếm cơ hội giao dịch.