Đổ lỗi là một phản xạ tự nhiên của con người
Đây là một cơ chế tự vệ giúp ta thoát khỏi trách nhiệm về những việc ta làm gây ra hậu quả.
Ngay từ khi con bé, một đứa trẻ đã biết đổ lỗi cho cái bàn khi nó bị vướng vào rồi bị ngã. Bọn trẻ đi học muộn có thể đổ lỗi cho ba mẹ đã không gọi chúng dậy sớm hay ta đi làm muộn đổ lỗi cho việc tắc đường, phải đưa con đi học.
Nếu ta không chú ý thay đổi thì thói quen này, nó sẽ ăn sâu vào tư duy của ta.
Và khi gặp phải sự thất bại trong Trading ta cũng phản xạ theo cách đổ lỗi.
Thua lỗ do sàn giao dịch
Ta thường xuyên gặp phải kịch bản hễ buy xong thì giá giảm, hay hễ sell xong thì giá tăng.
Tệ hơn nữa giá chạm mức cắt lỗ rồi đi đúng như kế hoạch.
Đây là kịch bản rất quen thuộc với Trader
Tất nhiên ta sẽ có sự ngờ vực dường như sàn giao dịch làm trò để gây thiệt hại.
Nhưng thực tế hiếm khi là vậy.
Có hai vấn đề cần làm sáng tỏ ở đây:
1.Nếu sàn giao dịch đó không tốt có dấu hiệu lừa đảo nhà đầu tư, thì đầu tiên ta cũng phải thừa nhận rằng do ta không sáng suốt trong vấn đề xử lý thông tin dẫn tới chọn phải sàn rởm.
Để xác định được sàn giao dịch tốt thì nên chọn sàn có tuổi đời lâu năm, uy tín và đừng quá ham thích với những chương trình khuyến mại lớn.
Và đặc biệt với các sàn có các gói đầu tư cam kết trả lợi nhuận theo ngày theo tháng hấp dẫn, có bảo hiểm thua lỗ thì đó có thể là dấu hiệu của sàn không tốt.
2. Nếu sàn đó là một sàn cho chất lượng, thì chắc chắn thua lỗ đến từ việc ta giao dịch giao dịch không tốt.
Thua lỗ do thị trường
Cùng thời điểm ta giao dịch, ở một nơi khác cũng có một Trader giao dịch ngược lại lệnh của ta.
Anh ta cũng là một Retail Trader (nhà giao dịch cá nhân) như ta.
Kết quả là giao dịch của ta bị thua lỗ và Trader kia có được lợi nhuận.
Điều đó tạo nên người kiếm được tiền và người mất tiền trong thị trường, Trader đó kiếm được tiền sẽ có được cảm giác vui mừng.
Còn ta thấy buồn bã khi mất tiền và xu hướng đổ lỗi thua lỗ do thị trường.
Ta thấy rằng ta và trader kia cùng có được thông tin, cùng nhìn một biểu đồ như nhau, sẽ không có chuyện Trader đó biết trước ta một cây nến hay một khoảng thời gian.
Việc kiếm tiền hay mất tiền do ta lựa chọn quyết định mua hoặc bán và thiết lập mức rủi ro trên thị trường.
Theo thời gian thị trường cho ta biết quyết định đó đúng hay sai.
Việc giao dịch cũng giống ta thực hiện một quyết định kinh doanh.
Nếu ta là một nhà buôn, ta cũng cần phân tích kỹ thông tin thị trường như thị hiếu và nhu cầu khách hàng trước khi nhập hàng.
Mặc dù đã có sự nghiên cứu kỹ lưỡng thế nào nó cũng không đảm bảo chắc chắn kế hoạch kinh doanh này sẽ đảm bảo thành công 100%.
Và rồi ta nhập hàng và tung sản phẩm đó ra thị trường.
Nhưng thị trường không đón nhận tích cực.
Sản phẩm bán chậm, dần dần theo thời gian trở nên khó bán do xuất hiện các sản phẩm mới.
Kết quả kinh doanh bị thua lỗ.
Vậy việc thua lỗ trong kinh doanh là do quyết định của ta hay do khách hàng?
Việc ta đổ lỗi thua lỗ của ta do thị trường cùng giống như khi kinh doanh thua lỗ ta đổ lỗi cho khách hàng đã không mua hàng.
Điều này nghe rất phi lý.
Thực tế thì thị trường không có lỗi gì cả nó đơn thuần chỉ cung cấp thông tin.
Các thông tin này tuôn chảy không ngừng nghỉ.
Ta dựa vào thông tin để đưa ra quyết định, quyết định đó có thể giúp ta kiếm được tiền hoặc bị mất tiền.
Ta cần thoát ra khỏi tư duy đổ lỗi và nhận hoàn toàn trách nhiệm với kết quả giao dịch.
Chỉ khi đó ta mới thực sự bắt đầu để hình thành một tư duy giao dịch đúng đắn.