Trong bài này ta sẽ học cách sử dụng Trendline để thực hiện giao dịch.
Yếu tố cần trong cách giao dịch theo Trend là phải xác định được đường xu hướng chính, sau đó sử dụng thêm công cụ hỗ trợ nhìn ra cơ hội thị trường.
Các cơ hội nên nằm gần đường xu hướng để giảm thiểu được rủi ro nhờ đó có được những giao dịch đem lại tỷ lệ R:R tốt.
Dưới đây là những cách giao dịch hiệu quả với Trendline:
1.Trendline với trendline
Đây là cách giao dịch theo xu hướng mà được nhiều Trader sử dụng, bản chất của cách giao dịch này được mô tả như sau:
Thị trường hình thành xu hướng tăng trong dài hạn, từ đó ta có thể xác định được một Uptrend.
Trong giai đoạn thị trường điều đỉnh hình thành nên một Downtrend. Ta chờ Downtrend bị phá để thực hiện giao dịch ở vùng 2 (phía trên downtrend) và mức cắt lỗ ở vùng 1 (phía dưới mức thất của nhịp điều chỉnh).
Đây là một ví dụ:
Nhìn vào hình trên ta có thể thấy cách giao dịch này rất đơn giản sau khi đã xác định được đường xu hướng chính (uptrend) và đường xu hướng điều chỉnh (downtrend).
Thời điểm giao dịch là xuất hiện tín hiệu phá vỡ trend điều chỉnh. Tín hiệu phá vỡ càng mạnh càng đáng tin cậy.
Đây có lẽ là thời điểm giao dịch tốt nhất trong ví dụ trên:
Một nến tăng mạnh thể hiện một sự phá vỡ rõ ràng.
Lưu ý: chỉ nên giao dịch khi nhịp điều chỉnh không có dấu hiệu phá Uptrend.
Trong trường hợp xu hướng giảm thì:
Downtrend là đường xu hướng chính.
Uptrend là đường xu hướng điều chỉnh
Ví dụ:
Thị trường trong một xu hướng giảm giá, hình thành một Downtrend (màu đỏ)
Downtrend là đường xu hướng chính, Uptrend là đường xu hướng điều chỉnh (màu xanh).
Giá có tín hiệu phá vỡ Uptrend điều chỉnh, đồng thời xuất hiện một nến Pinbar có bóng trên dài trước đó là một dấu hiệu cho thấy bên bán đang chiếm áp đảo.
Lúc này ta có thể thực hiện một giao dịch bán ngay sau khi nến phá vỡ đóng cửa như hình sau:
Với cách giao dịch này xác suất giá chạy mạnh là khá cao.
Do được nhận sự hỗ trợ lực giá theo xu hướng. Đồng thời, thị trường thoát ra khỏi vùng điều chỉnh đã được tích lũy thêm năng lượng để giá di chuyển mạnh hơn.
Thực tế, cách giao dịch này có thể áp dụng ngay cả khi giá không chạm vào đường xu hướng chính. Mà chỉ cần giá phá qua Trendline điều chỉnh.
Tuy nhiên giao dịch đó chỉ nên thực hiện khi thị trường có xu hướng rất mạnh.
2.Trendline với mô hình nến
Khác giao dịch theo Trendline là cần chờ tín hiệu phá vỡ Trend điều chỉnh, giao dịch với mô hình nến, ta có thể kích hoạt giao dịch khi mô hình nến đảo chiều xuất hiện ở đường xu hướng chính.
Ta chờ giá điều chỉnh về đường xu hướng, khi xuất hiện các mô hình nến đảo chiều, đó là cảnh báo quan trọng rằng nhịp điều chỉnh có thể đã kết thúc.
Nguyên lý giao dịch được mô phỏng bởi hình sau:
Xu hướng tăng giá hình thành, sự xuất hiện của mô hình nến (Bullish Engulfing) đảo chiều tại nhịp điều chỉnh là tín hiệu cảnh báo thị trường sẽ tăng giá trở lại.
Nắm vững các mô hình nến đảo chiều là yếu tố quyết định thành công khi áp dụng cách giao dịch này.
Dưới đây là một ví dụ:
Thị trường tăng giá khi liên tục tạo các mức đỉnh đáy cao hơn.
Các mô hình nến Bullish Engulfing, Morning Star xuất hiện đánh dấu sự kết thúc của nhịp điều chỉnh, sau đó thị trường tiếp tục di chuyển theo xu hướng.
Ta có thể thấy, sau khi những mô hình nến đảo chiều tăng là thời điểm tốt để kích hoạt các lệnh giao dịch theo xu hướng.
Mặt khác, nếu mô hình nến xuất hiện tại mức hỗ trợ thì tín hiệu giao dịch lại càng tin cậy hơn.
Trong ví dụ này thì mô hình Morning Star và Bullish Engulfing nằm gần hỗ trợ (màu xanh) là những cơ hội giao dịch tuyệt vời.
Tượng tự với xu hướng giảm thường đi kèm với mô hình nến đảo chiều giảm như: Bearish Engulfing, Evening Star … là tín hiệu cho biết thời điểm nên tham gia thị trường.
3. Trendline với mô hình giá
Để giao dịch theo cách này hiệu quả, ta cần nắm vững những mô hình giá đảo chiều.
Ví dụ:
Thị trường trong xu hướng giảm giá.
Có thể thấy mô hình 2 đỉnh liên tiếp xuất hiện ở Downtrend là tín hiệu quan trọng để đánh giá thị trường sẽ tiếp tục di chuyển theo xu hướng.
Ngay sau khi, mô hình giá hình thành là thời điểm tốt để lên thuyền xuôi theo dòng chảy thị trường.
Với xu hướng tăng ta có kết với với mô hình 2 đáy, vai đầu vai nghịch…
Lưu ý: sự xuất hiện của mô hình luôn đảm bảo đường xu hướng chính của thị trường không có dấu hiệu bị phá.
4. Trendline với chỉ báo
Có thể nói sử dụng Trendline và chỉ báo là cách kết hợp hài hòa giữa công cụ động và tĩnh được đề cập trong bài đầu tiên của lớp học.
Chỉ báo mà ta nói tới đó là đường MA, đây là chỉ báo rất thông dụng đối với Trader.
Sở dĩ phương pháp này hiệu quả là do tận dụng được ưu thế của đường MA.
Với đường MA nó hoạt động tốt nhất trong thị trường có xu hướng, còn với thị trường đi ngang hay xu hướng không rõ ràng thì đường MA lại lộ rõ những hạn chế khi liên tục đưa ra các tín hiệu nhiễm.
Ví dụ:
Thị trường đang trong xu hướng, cụm nến hình thành gần đường xu hướng.
Liệu ta có thể nhìn ra cơ hội?
Nhưng nếu ta sử dụng thêm chỉ báo MA thì nó cho ta biết đang có một cơ hội:
Sử dụng thêm 2 đường MA đã giúp ta nhận ra cơ hội dễ dàng hơn.
Nếu thực hiện giao dịch theo xu hướng với tín hiệu giao dịch là sự giao cắt đi lên của 2 đường MA, thì ta nhận được kết quả:
Thị trường tăng giá rất mạnh sau giao cắt của hai đường MA.
Ưu điểm của đường MA là tín hiệu giao dịch khách quan, rõ ràng. Còn nếu giao dịch bằng tín hiệu mô hình nến, mô hình giá, phá trend điều chỉnh ta cần phải có kinh nghiệm nhìn ra những tín hiệu đó.
Với đường MA thì Trader ít kinh nhiệm cũng có thể nhìn ra sự giao cắt.
Kết luận:
Giao dịch bằng Trendline và các công cụ đi kèm là một cách giao dịch đơn giản, đem lại hiệu quả cao.
Trader có thể tùy biến sự kết hợp các công cụ để tăng xác suất thành công cho lệnh giao dịch.
Giờ ta hãy cũng điểm lại những kiến thức cần nắm vững đối với Trendline:
1. Cách xác định Trend trong thị trường có xu hướng
2. Cách lựa chọn, đánh giá Trend tin cậy.
3. Cách kết hợp với mô hình giá, mô hình nến, chỉ báo hỗ trợ nhận biết cơ hội tham gia thị trường.
Nếu có bất cứ thắc mắc nào Trader hãy để lại bình luận bên dưới!