HomeLớp học nến Nhật#7 Mô Hình Bullish Engulfing - Nhấn Chìm Tăng Trưởng Và Cách...

#7 Mô Hình Bullish Engulfing – Nhấn Chìm Tăng Trưởng Và Cách Giao Dịch Hiệu Quả Nhất

1.Mô hình Bullish Engulfing là gì, ý nghĩa của mô hình nói lên điều gì?

Mô hình Bullish Engulfing hay mô hình nhấn chìm tăng trưởng là một mô hình đảo chiều từ thị trường giảm giá chuyển sang thị trường tăng giá.

Được biểu diễn bằng hình sau:

Vậy ý nghĩa của mô hình nói lên điều gì?

Ta hãy cùng phân tích diễn biến của thị trường khi hình thành mô hình Bullish Engulfing:

– Ngày thứ nhất thị trường tiếp tục giảm giá theo xu hướng giảm.

– Sang ngày thứ 2 khi mở cửa thị trường xuất hiện một gap giảm giá cho thấy sự gia tăng khối lượng bán ra đầu ngày thứ 2. Phe bán tiếp tục đẩy giá xuống thấp hơn giá mở cửa chính điều này hình thành nên giá thấp nhất trong ngày.

– Thị trường đang ở mức giá thấp nhất trong ngày đột ngột một lực mua vào đẩy giá gần bằng giá mở cửa, lực mua mạnh vẫn được duy trì tiếp tục đẩy giá vượt qua giá cao nhất phiên trước đó. 

Sau khi phe mua đẩy giá lên cao thì cuối cùng thị trường đã đóng cửa cao hơn mức giá mở cửa ngày hôm trước.

Với mô hình tiêu chuẩn ta thấy rằng:

– Giá đóng cửa nến trắng luôn lớn hơn giá mở cửa của nến đen.

– Thân nến trắng nhấn chìm hoàn toàn thân và bóng nến đen. 

– Luôn có một gap giảm giá. 

Những yếu tố này là minh chứng cho thấy sức mạnh áp đảo của phe mua.

Tuy nhiên thực tế để nhận dạng mô hình Bullish Engulfing chỉ cần có các đặc điểm sau:

– Mô hình gồm 2 nến,

– Nến thứ nhất là một nến giảm (nến đen), nến thứ 2 là một nến tăng (nến trắng),

– Thân nến tăng (trắng) luôn bao trùm toàn bộ thân nến giảm (đen).

Hay nói cách khác: 

Giá mở cửa ngày thứ 2 nhỏ hơn hoặc bằng giá đóng cửa ngày thứ 1

Giá đóng cửa ngày thứ 2 luôn lớn hơn hoặc bằng giá mở cửa ngày thứ 1.

EUR/AUD, D1

Mô hình Bullish Engulfing trong thị trường tiền tệ thường không có gap giảm và có giá mở cửa ngày thứ nhất bằng giá mở cửa ngày thứ hai.

2. Những mô hình nến Bullish Engulfing tiềm ẩn có thể ta không nhìn ra?

Khi hiểu bản chất của mô hình nến Bullish Engulfing ta dễ dàng nhìn ra mô hình kể cả khi nó không thực sự rõ ràng. 

Như đã biết mô hình được cấu tạo bởi 2 nến giảm (đen) và nến tăng (trắng). Trong phần này ta chỉ xét đến 2 trường hợp nến giảm bị ẩn hoặc nến tăng bị ẩn mà không đề cập đến trường hợp cả 2 nến đều bị ẩn

Để nhận ra mô hình ta nên biết kỹ năng gộp nến Nhật

Xem thêm: Phương pháp gộp nến Nhật

2.1 Nến giảm bị ẩn

Ví dụ 1

Biểu đồ GBP/USD, D1

Vùng tô đỏ tiềm ẩn một mô hình Bullish Engulfing, nếu chưa nhìn ra hay sử dụng phương pháp gộp nến để gộp 4 cây nến đen thành 1 cây nến đen ta sẽ được:

Ta dễ dàng nhận ra mô hình Bullish Engulfing sau khi gộp nến:

Biểu đồ GBP/USD, D1

Việc nhận ra mô hình giúp ta đánh giá thị trường tốt hơn.

2.2 Nến tăng bị ẩn

Ví dụ 2

Biểu đồ EUR/AUD, D1

Khi gộp 3 nến trắng thành 1 nến trắng ta dễ dàng nhìn ra mô hình Bullish Engulfing:

Biểu đồ EUR/AUD, D1

– Xét về tốc độ tăng giá thì ở ví dụ 1 tốc độ tăng giá nhanh hơn, chỉ trong khoảng thời gian 1 phiên giao dịch thị trường đã tăng giá nhấn chìm cả 4 phiên giảm giá. 

– Trong khi ở ví dụ 2 quá trình tăng giá diễn ra chậm hơn, mất một khoảng thời gian là 3 phiên giao dịch thị trường mới nhấn chìm được một nến giảm trước đó.

Ta cùng cần lưu ý rằng trường hợp bị ẩn nến giảm vẫn có giá trị tin cậy, tuy nhiên với trường hợp nến tăng bị ẩn nó cho thấy thị trường tăng giá yếu, dễ xuất hiện những đợt giá thoái lui sâu trước khi tăng giá trở lại.

 3. Cấu trúc thị trường giao dịch với mô hình Bullish Engulfing hiệu quả nhất.

Xét về bản chất thì việc tìm kiếm mô hình Bullish Engulfing để giao dịch chính là tìm kiếm thời điểm phe mua đang có sức mạnh áp đảo hơn phe bán. Đồng thời sức mạnh đó vẫn được tiếp tục duy trì trong thời gian tới. Điều đó mang lại lợi thế khi ta giao dịch mua vào.

3.1 Thị trường tăng giá

Trong thị trường tăng giá nguyên lý được biểu diễn bởi hình sau:

Cấu trúc thị trường tăng

Giao dịch mô hình Bullish Engulfing trong xu hướng tăng giá là giao dịch thuận xu hướng và có xác suất thành công cao.

Lý do là: 

Trong xu hướng tăng khối lượng mua vào thường xuyên lớn hơn khối lượng bán ra. Những đợt điều chỉnh giảm tạo ra bởi số ít người chốt lời lệnh mua, bắt đỉnh thị trường… khi có sự xuất hiện của mô hình Bullish Engulfing cho thấy khối lượng mua bắt đầu tăng.

Đó là tín hiệu kích hoạt sự gia tăng mạnh mẽ người mua vào.  

3.2 Thị trường giảm giá

Giao dịch mô hình Bullish Engulfing trong thị trường giảm giá là giao dịch ngược xu hướng, chính xác hơn là ta bắt đáy thị trường. 

Đây là kiểu giao dịch không được khuyến khích do tỷ lệ thất bại cao.

Tuy nhiên điều khiến Trader thích giao dịch do có tỷ lệ R:R rất lớn nếu thành công. 

Trong thị trường có xu hướng luôn tồn tại giai đoạn thị trường tích lũy và giai đoạn thị trường bùng nổ xen kẽ nhau, ta có thể xem hình sau để dễ hình dung:

Để tăng độ tin cậy cho mô hình khi giao dịch trong xu hướng giảm ta không nên giao dịch khi mô hình xuất hiện trong giai đoạn thị trường tích lũy.

Hãy chú ý tới mô hình Bullish Engulfing thoát ra vùng tích lũy hoặc tạo được đáy thấp hơn so với vùng tích lũy trong xu hướng giảm.

Để dễ hình dung hãy xem ví dụ sau:

Biểu đồ EUR/NZD, D1

Ta thấy giai đoạn thị trường tích lũy và bùng nổ xen kẽ trong xu hướng giảm. Mô hình nến Bullish Engulfing được hình thành sau khi thoát khỏi giai đoạn tích lũy.

Thị trường đã tăng giá khá mạnh sau mô hình.

Ta hãy xem một ví dụ khác:

Biểu đồ Gold, H4

Trong ví dụ này nến giảm của mô hình đã tạo giá thấp nhất nó có ý nghĩa loại bỏ những người mua sớm khi đặt mức cắt lỗ thấp hơn vùng tích lũy (đường kẻ xanh). 

Đồng thời giá phá đáy cũng sẽ kích hoạt những lệnh Sell Stop của Trader đi theo xu hướng thị trường. 

Sự hình thành của mô hình Bullish Engulfing chính là dấu vết cho thấy đã có một khối lượng mua vào rất lớn sau khi mở cửa nến tăng (nến trắng). Chính đây là nguồn gốc tạo nên sự đảo chiều.

Khi giao dịch nên lưu ý điều sau:

– Luôn chú ý tới mô hình tạo được đáy thấp nhất,

– Mô hình xuất hiện khi thoát ra vùng thị trường tích lũy,

– Nến giảm và nến tăng của mô hình có chiều dài tương đối so với nến xung quanh.

4. Hướng dẫn chi tiết cách giao dịch với mô hình Bullish Engulfing

Để giao dịch với bất kỳ mô hình nến nào ta đều có thể sử dụng công thức CVT, khi thị trường hội tụ đủ điều kiện ta sẽ giao dịch, trong đó:

C: cấu trúc thị trường

V: vùng giá quan trọng xuất hiện tín hiệu

T: tín hiệu giao dịch – nhập lệnh.

Với mô hình Bullish Engulfing ta có thể giao dịch khi thị trường có đặc điểm sau:
C: cấu trúc thị trường tăng

V: Tín hiệu xuất hiện ở vùng hỗ trợ 

có thể là trendline hỗ trợ, đường trung bình…

T: tín hiệu là mô hình nến Bullish Engulfing

Hãy xây dựng các quy tắc giao dịch thật cụ thể để khi quan sát thị trường ta biết ta cần thêm điều gì, chờ đợi điều gì, chỉ khi đó ta mới nắm bắt được cơ hội khi xuất hiện tín hiệu giao dịch.

Cùng xem ví dụ sau để hiểu rõ hơn:

Biểu đồ BTC/USD, D1

Xu hướng hiện tại là tăng giá đồng thời thị trường đang di chuyển tới vùng hỗ trợ. 

Vì tín hiệu giảm vẫn đang khá mạnh ta không nên mạo hiểm vào lệnh ngay. Ta cần chờ đợi xuất hiện tín hiệu nến tăng giá trở lại để đi theo xu hướng thị trường.

Nếu tín hiệu tăng giá vẫn không xuất hiện hoặc hỗ trợ bị phá thì ta sẽ đứng ngoài thị trường.

Giờ hãy xem thị trường diễn biến ra sao…

Biểu đồ BTC/USD, D1

Tín hiệu tăng đã có, mô hình Bullish Engulfing đã hình thành. 

Đây là điều ta đã chờ đợi từ trước, ta cần nắm bắt cơ hội.

Giao dịch với mô hình Bullish Engulfing ta có thể thiết lập điểm vào, điểm cắt lỗ (SL) như sau:

Điểm vào: mức giá đóng cửa nến tăng của mô hình hoặc mức giá mở cửa phiên tiếp theo.

Điểm cắt lỗ (SL): dưới mức giá thấp nhất của mô hình hoặc dưới mức giá thấp nhất nến tăng của mô hình.

Điểm ra: dựa vào các mức kháng cự trước đó

Lệnh giao dịch được đặt như sau:

Ta có 2 mức chốt lời (TP)

Tp1: dựa vào mức giá đóng cửa đỉnh được đó chốt ½ lệnh

Tp2: bằng 2 lần biên độ nhịp giá hồi chốt ½ lệnh còn lại.

Việc xác định điểm Tp dựa vào biên độ giá hồi được sử dụng trong thị trường có xu hướng mạnh và thiếu dữ liệu từ quá khứ (dữ liệu bên trái biểu đồ) để xác định các mức hỗ trợ, kháng cự làm căn cứ chốt lời.

Và đây là kết quả của lệnh giao dịch:

Thị trường tiếp tục duy trì lực tăng mạnh.

Lệnh giao dịch đã thành công và mang lại tỷ lệ R:R rất tốt.

Lưu ý: Mô hình Bullish Engulfing thất bại khi thị trường có mức giá thấp hơn mức giá thấp nhất của mô hình.

Trong ví dụ trên nếu thị trường thiết lập mức giá thấp hơn mức giá thấp nhất của nến giảm khi đó mô hình thất bại.

Tổng kết những kiến thức cần nắm vững:

– Nhận biết được mô hình Bullish Engulfing trên biểu đồ,

– Hiểu được ý nghĩa của mô hình,

– Cấu trúc thị trường giao dịch với mô hình,

– Cách giao dịch với mô hình Bullish Engulfing.

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

4.2 5 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
levanan
levanan
3 years ago

bài viết rất hay!

spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!