Mô hình nêm mở rộng là mô hình có có biên độ giá mở rộng dần theo thời gian.
1.Mô hình nêm mở rộng hướng xuống
Mô hình nêm mở rộng dần có thể dễ dàng nhận thấy trên biểu đồ, trông nó giống như một cái loa với độ nghiêng xuống dưới. Nó có khả năng xuất hiện như nhau trong xu hướng giảm cũng như xu hướng tăng.
Mô hình có vùng hỗ trợ ở phía dưới và vùng kháng cự ở phía trên.
Điều đáng chú ý là hai đường kháng cự, hỗ trợ di chuyển xa nhau và cùng hướng xuống.
Mô hình nêm mở rộng hướng xuống có thể hình thành trong thời gian dài.
Sự bứt phá đi lên hoặc tăng giá từ mô hình có xác suất cao hơn.
Cùng giống như mọi mô hình khác, ta chỉ nên thực hiện giao dịch khi thị trường phá vỡ mô hình.
Không nên cho rằng mô hình chỉ phá lên hay phá xuống, sai lầm đó có thể dẫn ta tới những quyết định giao dịch tệ hại.
Mỗi trường hợp mô hình cần được xem xét riêng lẻ,
Ta cần chú ý đến vị trí và bối cảnh mô hình xuất hiện để đánh giá khách quan.
Ở ví dụ trên mô hình bị phá bởi một nến Marubozu rất mạnh, nhưng lực tăng mạnh không được duy trì, thị trường đã retest đường kháng cự (nay là đường hỗ trợ).
Nó cho thấy thị trường cần thêm khối lượng mua tạo động lực cho giá tiếp tục tăng.
2. Mô hình mở rộng hướng xuống
Khác với mô hình nêm mở rộng hướng xuống, mô hình nêm mở rộng hướng lên có đường kháng cự/hỗ trợ cùng lên.
Ta sẽ thấy sự xuất hiện của mô hình khá thường xuyên trong xu hướng tăng.
Có thể mô hình được hình thành khi thị trường bước vào giai đoạn phân phối (distribution) .
Mô hình mở rộng hướng lên trong xu hướng tăng
Xác suất giảm giá thường cao hơn (tăng giá) sau sự xuất hiện của mô hình trong xu hướng tăng.
Mô hình tương đồng với một xu hướng tăng giá do hình thành cách đỉnh đáy cao hơn.
Nó khiến ta dễ bị mắc bẫy khi giao dịch theo xu hướng.
Có một vài điểm chú ý để ta có thể nhận biết và tránh mua lên khi:
– Các đỉnh của xu hướng hình thành trong thời gian dài, với các nến gần bằng nhau liên tiếp tạo nên cụm nến,
– Trong cụm nến đó có nhiều nến với bóng trên dài- đây là dấu vết của lực bán xuống tại đỉnh.
– Mặt khác độ cao các đỉnh không chênh lệch nhau nhiều.
– Nếu sử dụng chỉ báo kỹ thuật nó có thể xuất hiện tín hiệu phân kỳ – giảm giá.
Mô hình mở rộng hướng lên trong xu hướng giảm
Trường hợp này, mô hình đóng vai trò là một giai đoạn điều chỉnh tăng giá trong xu hướng giảm dài hạn.
Xu hướng tiếp tục duy trì sau khi mô hình phá vỡ.
3. Giao dịch với mô hình nêm mở rộng
Có 3 cách giao dịch với mô hình
Cách 1: giao dịch breakout – vào lệnh ngay sau khi giá phá vỡ mô hình
Cách 2: giao dịch retest – chờ giá kiểm lại mức kháng cự/hỗ trợ sau khi phá vỡ.
Cách 3: giao dịch tại lần giá tích lũy đầu tiên sau phá vỡ
Với cách 1 và 2 ta đã đề cập rất nhiều trong cách mô hình giá trước đó.
Xem thêm mô hình 2 đáy để hiểu rõ hơn về 2 cách giao dịch này
Ở phần tiếp theo ta sẽ phân tích cách giao dịch thứ 3
Sau khi giá phá vỡ mô hình nêm mở rộng, một vùng tích lũy được hình thành gần đường kháng cự.
Vùng tích lũy này phải đảm bảo có giá mở cửa và đóng cửa của các cây nến luôn nằm dưới đường kháng cự.
Đồng thời không được cách qua xa đường kháng cự.
Có một đặc điểm là vùng giá tích lũy không chạm tới mức kháng cự, đây là điểm khác với giao dịch retest.
Một cây nến đen có thân dài, bóng nên trên của nó cho thấy đầu phiên giá mạnh, tưởng chừng bên mua sẽ thắng thế nhưng đến cuối phiên lực bán đã rất mạnh áp đảo hoàn toàn.
Đây chính là tín hiệu để ta cân nhắc thực hiện một lệnh Sell xuống.
Mức cắt lỗ đặt phía trên giá mở cửa của nến giảm.
Và đây là kết quả:
Các mức chốt lời xác định từ các mức kháng cự và hỗ trợ trước đó luôn đem lại hiệu quả cao nhất.
Việc chốt lời tại nhiều mức khác nhau là cách ứng phó với sự đảo chiều bất ngờ của thị trường mà vẫn đảm bảo giao dịch có lời khi đi đúng hướng.
Trong trường hợp này:
Nếu Trader sử dụng giao dịch Breakout thì cần phải vượt qua tâm lý khi giá hình thành vùng tích lũy.
Còn nếu sử dụng giao dịch Retest có thể Trader cho rằng cần chờ thêm để thị trường Retest đường kháng cự dẫn tới bỏ lỡ cơ hội.
Qua đó có thể thấy ưu điểm của cách 3 giao dịch tại vùng tích lũy đầu tiên sau khi giá phá vỡ có một mức cắt lỗ vừa phải và tận dụng tốt cơ hội thị trường.
Tổng kết bài học
– Nhận dạng mô hình nêm mở rộng khi có đường kháng cự và hỗ trợ cùng hướng và mở rộng ra.
– Mô hình có thể có làm đảo chiều hoặc tiếp tục xu hướng.
– Sử dụng giao dịch breakout, giao dịch retest, giao dịch tại vùng tích lũy đầu tiên khi mô hình bị phá vỡ.