Trái ngược với mô hình mây đen bao phủ là mô hình xuyên thấu, mô hình mây đen bao phủ thường xuất hiện trong một xu hướng tăng giá trong khi đó mô hình xuyên thấu xuất hiện trong xu hướng giảm giá.
Ta hãy xem hình minh họa của mô hình Piercing:
Đặc điểm của mô hình Piercing:
– Mô hình gồm 2 nến: nến thứ nhất là nến giảm (đen), nến thứ 2 là nến tăng (trắng),
– Có một gap giảm giá ở giữa 2 nến,
– Nến thứ 2 đóng cửa trên mức 50% thân nến đen.
Vị trí xuất hiện của mô hình
Mô hình thường xuất hiện sau một đợt thị trường giảm giá
Sự có mặt có mô hình là lời cảnh báo có thể thị trường sẽ tăng giá trong thời gian tới.
Ví dụ:
Thị trường Gold đã tăng giá trở lại sau sự xuất hiện của mô hình Piercing.
Sự khác nhau giữa mô hình Bearish Engulfing và Piercing
Để dễ dàng nhận ra sự khác nhau ta hãy xem hình minh họa sau:
Mô hình Piercing có giá đóng cửa nến trắng luôn nằm trong thân nến đen, còn mô hình Bullish Engulfing có giá đóng cửa nến trắng nằm ngoài phạm vi thân nến đen.
Khi gộp 2 nến của mỗi mô hình thành 1 nến thì mô hình Piercing luôn là một nến đen có bóng dưới dài, còn mô hình Bullish Engulfing luôn là một nến trắng có bóng dưới dài.
Từ hình minh họa có thể thấy lực giá tăng của mô hình Bullish Engulfing mạnh hơn lực tăng giá của mô hình Piercing.
Nếu xét vị trí xuất hiện thì cây nến gộp của hai mô hình khá tương đồng với cây nến Hammer.
Mô hình Piercing trong thị trường Forex
Tương tự với mô hình Dark Cloud Cover thì sự xuất hiện của mô hình Piercing trong thị trường có ít khoảng trống giá (gap) là không thường xuyên.
Ta cần hiểu rằng khi có khoảng trống giảm giá cần một lực mua mạnh hơn để lắp đầy khoảng trống giá đó chính điều này góp phần tăng độ tin cậy cho mô hình.
Tuy nhiên nếu ta bỏ qua khoảng trống giảm giá của mô hình thì việc bắt gặp mô hình sẽ dễ dàng hơn.
Do thị trường khá thường xuyên hình thành nến tăng có mức đóng cửa phía trên 50% thân nến giảm trước đó.
Giao dịch với mô hình Piercing – Xuyên Thấu
Khi giao dịch ta cần thận trọng lựa chọn những mô hình Piercing tin cậy, để tăng xác suất thành công khi giao dịch với mô hình ta cần chú ý đến những đặc điểm sau:
– Mô hình thiết lập được mức giá thấp nhất tại vùng đáy
– Mô hình có khoảng trống (gap) giảm giá
– Hai nến của mô hình có chiều dài tương đối so với nến xung quanh.
– Xuất hiện khoảng trống tăng giá sau khi mô hình hình thành
– Mô hình xuất hiện ở mức hỗ trợ, trong xu hướng tăng.
Cách đặt lệnh giao dịch với mô hình Piercing
Ta hãy xem ví dụ sau:
Điểm vào: giá đóng cửa nến trắng của mô hình hoặc giá mở cửa phiên tiếp theo sau khi hình thành mô hình.
Điểm cắt lỗ (SL): dưới mức thấp nhất của mô hình, khi giá đóng cửa dưới mức thấp nhất của mô hình cho thấy mô hình Piercing thất bại.
Điểm chốt lời (TP) căn cứ vào mức kháng cự trước đó.
Trong ví dụ trên khoảng trống giá giảm rất rõ ràng đồng thời khoảng trống tăng giá sau đó đã làm tăng thêm độ tin cậy cho mô hình.
Lưu ý:
– Không nên giao dịch mô hình độc lập, cần kết hợp các yếu tố hỗ trợ khác để tăng xác suất thành công.
– Hãy cân nhắc ngừng bán ra khi mô hình Piercing xuất hiện.
Sự thất bại của Mô hình Piercing
Ta hãy học hỏi các trường hợp mô hình Piercing thành công và thất bại khi đó ta sẽ có cái nhìn toàn diện hơn và hiểu sâu sắc hơn về mô hình.
Thị trường đã giảm giá rất mạnh trước đó thể hiện qua các nến Marubozu, gap giảm giá. Mô hình đã thất bại trong việc cảnh báo tăng giá.
Ta cần chú ý đến độ mạnh yếu của lực giảm giá trước đó để đánh giá độ tin cậy của mô hình Piercing.
Mô hình Piercing xuất hiện sau khi lực giảm giá trước đó đã bị chững lại, tuy nhiên với chiều dài nến của mô hình tương đối nhỏ, đồng thời mô hình không tạo được giá thấp nhất (vùng đường kẻ xanh) những điều đó đã không mang lại sự tin cậy cho mô hình.
Tổng kết
Vậy là trong bài này ta đã hiểu rất chi tiết về mô hình nến Piercing, ta cần nắm vững những nội dung sau:
– Đặc điểm nhận dạng mô hình
– Sự khác nhau của mô hình Piercing và Bullish Engulfing
– Những dấu hiệu làm tăng độ tin cậy hay sự thất bại của mô hình.