1.Nến Nhật là gì?
Là một công cụ để biểu thị giá do ông chủ bán gạo người Nhật tên là Munehisa Homma sáng chế.
Nhưng để biểu đồ nến Nhật được sử dụng rộng rãi như ngày hôm nay là do công của ông Steve Nison đã nghiên cứu viết sách và phố biến nó ở Phương Tây. Ông đã phát hiện ra bí quyết này khi làm việc chung với những công ty môi giới Nhật bản.
Bây giờ ta hãy cùng xét ví dụ sau để hiểu bản chất cách xây dựng lên một cây nến Nhật:
Có một cửa hàng kinh doanh gạo. Trong một tuần do dịch Covid khiến giá gạo có nhiều biến động.
Vào lúc 8h sáng thứ 2 họ mở cửa hàng và bán cho khách với giá 10k/kg gạo (giá mở cửa). Bất ngờ hôm sau có tin dịch Covid bùng phát người dân có thể phải ở nhà cách ly, người dân lo lắng đi mua gạo để tích trữ , khiến giá gạo tăng cao, lúc đỉnh điểm 1kg gạo được bán với giá 25k/kg (giá cao nhất).
Rất nhanh chóng các thương lái đã chủ động vận chuyển gạo từ các vùng khác đến khiến giá gạo được bình ổn, có lúc do nguồn cung quá nhiều, đồng thời tin dịch Covid đã được khống chế một số người thương lái đã phải bán xả hàng vốn với mức giá thấp nhất được ghi nhận là 5k/kg (giá thấp nhất).
Vào cuối ngày chủ nhật do có thêm ca nhiễm covid mới khiến giá gạo tăng lên 20k/kg (giá đóng cửa).
Trong suốt một tuần giá gạo đã biến động trong khoảng từ 5k – 25k/kg.
Để biểu thị giá gạo bằng nến Nhật trong một tuần vừa qua ta lấy 4 thông số sau:
Giá gạo thấp nhất là 5k/kg
Giá gạo cao nhất là 25k/kg
Giá gạo lúc mở cửa là 10k/kg
Giá gạo lúc đóng cửa là 20k/kg
Trục dọc biểu thị giá, trục ngang biểu thị thời gian ta có biểu đồ:
Ở đồ thị đường thì ta có thể thấy rõ được diễn biến cụ thể của giá gạo. Gồm 3 giai đoạn : giá tăng từ 10-25, giá giảm từ 25-5, giá tăng từ 5-20.
Trong khi đó nếu biểu thị bằng nến Nhật nó làm nổi bật biên độ giá từ giá mở cửa đến giá đóng cửa.
Cách vẽ thân nến – hình chữ nhật được vẽ từ khoảng cách giá mở cửa và giá đóng cửa, bóng nến được vẽ bằng cách nối thân nến với giá cao nhất và giá thấp nhất.
Khi ta biểu diễn nhiều tuần liên tiếp thì ta có được biểu đồ Nến Nhật của giá Gạo khung thời gian 1 tuần.
Tương tự như vậy nếu lấy 4 mức giá trên trong thời gian 1 ngày của một loại hàng hóa nào đó ta có biểu đồ nến ngày của hàng hóa đó, các biểu đồ nến Nhật 30p,1h, 4h,.. cũng được xây dựng bằng cách trên.
2. Cấu tạo nến Nhật
Một cây nến nhật gồm 2 phần chính: thân nến và bóng nến
2.1 Thân nến – Body
Là khoảng cách giữa giá đóng cửa và mở cửa.
Thân nến càng dài thể hiện cường độ mua -bán mạnh, trong khi đó thân nến ngắn biểu thị lực mua-bán yếu.
+ Nến có mức giá đóng cửa lớn hơn mức giá mở cửa – thì được gọi là nến tăng – thường được biểu thị bằng màu trắng – hay còn gọi là nến trắng.
+ Nến tăng: Thị trường tăng giá từ mức giá mở cửa đến mức giá đóng cửa.
+ Cây Nến có mức giá đóng cửa nhỏ hơn mức giá đóng cửa thì được gọi là nến giảm – thường được biểu thị bằng màu đen – hay còn gọi là nến đen.
+ Nến giảm: thị trường giảm giá từ mức giá mở cửa xuống mức giá đóng cửa
2.2 Bóng nến
Bóng nến gồm bóng nến trên và bóng nến dưới
Nếu một cây nến có bóng nến trên dài và bóng nến dưới ngắn thì nó thể hiện phe mua đã cố gắng đẩy giá lên cao nhưng vì lý do gì đó, phe bán đã nhảy vào và đẩy giá giảm trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
Nếu một cây nến có bóng nến dưới dài và bóng nến trên ngắn thì nó thể hiện phe bán kiểm soát thị trường và đẩy giá giảm xuống nhưng vì lý do gì đó thì phe mua đã nhảy vào vả đẩy giá lên trở lại, khiến cho giá đóng cửa gần với giá mở cửa.
3. Phương pháp gộp nến Nhật
Nguyên tắc:
Để gộp 2, 3 ,4 hay nhiều cây nến thành một cây nến:
– Lấy giá mở cửa cây nến đầu tiên và giá đóng cửa cây nến cuối cùng,
– Lấy giá thấp nhất và giá cao nhất trong nhóm các cây nến đó.
Từ 4 thông số đó ta vẽ được một cây nến gộp của nhóm nến
Gộp 2 nến :
Gộp 3 nến:
Gộp 4 nến:
Nếu ta nắm vững được cách gộp nến này, việc đánh giá 1 nhóm nến trở nên dễ dàng hơn. Đây cũng là nền tảng kiến thức để có thể vận dùng phân tích đa khung thời gian.
bài viết mô tả rất chi tiết cách xây dựng mô hình nến Nhật – cảm ơn ad!