HomeLớp học xác định xu hướngCách Lọc Trendline và Giao Dịch Với Trendline Tin Cậy

Cách Lọc Trendline và Giao Dịch Với Trendline Tin Cậy

1.Kiến thức cần nắm rõ

Trong bài này Trader sẽ cần nắm được nên giữ lại Trendline nào trên biểu đồ? Những Trendline giá chưa tương tác thì nên bỏ để biểu đồ được tinh gọn.

Để hiểu vấn đề này chúng ta cùng xét đến một ví dụ cụ thể:

Khi thị trường tạo đỉnh 1 và đỉnh 2 đồng thời giá vượt qua đáy 1

Sử dụng giá đóng cửa nối đỉnh 1 và đỉnh 2 ta được Trendline 1

Tiếp tục theo dõi diễn biến thị trường:

Giá xác nhận Đáy 2 và tạo Đỉnh 3.

Tuy nhiên Đỉnh 3 không chạm Trendline 1.

Do giá vượt qua Đáy 2, ta vẽ Trendline 2 đi qua Đỉnh 2 và Đỉnh 3:

Ta có Trendline 1 và Trendline 2.

Lúc này ta thấy rằng có thể bỏ được Trendline 1, chỉ khi giá phá Trendline 2 thì ta mới quan tâm đến Trendline 1.

Tiếp tục quan sát thị trường phản ứng với Trendline 2 để tìm cơ hội giao dịch bán khống:

Giá hình thành Đáy 3 và Đỉnh 4.

Tại Đỉnh 4 ta thấy giá tăng mạnh gần đường xu hướng và ngay sau đó một cây nến đen giảm mạnh – điều đó tăng độ tin cậy cho Trendline 2 – đóng vai trò là một đường kháng cự.

Giá tiếp tục tiếp chạm Trendline:

Đây là thời điểm ta cần tập trung để giao dịch. Khi vào lệnh ta cần xác định điểm vào, điểm TP (take profit – chốt lời) ,điểm SL (stop loss – cắt lỗ).

Để xác định điểm TP ta sẽ sử dụng kênh giá. Bằng cách nhân đôi trendline 2 di chuyển giá xuống giá đóng cửa thấp nhất đáy 4 ta có được kênh giá:

Việc sử dụng giá đóng cửa để vẽ kênh giá chúng ta sẽ có mức TP nhỏ hơn so với việc sử dụng giá thấp nhất. Tuy nhiên xác suất chạm TP sẽ cao hơn rất nhiều.

Giao dịch theo trend thường có 3 cách:

1.Giao dịch táo bạo:

Điểm vào lệnh tại Trendline 2

Với cách giao dịch này ta sẽ đặt SL ở Đỉnh 4 trước đó, điểm TP nằm ở cạnh dưới kênh giá.

2.Giao dịch cẩn trọng

Điểm vào lệnh khi giá xuất hiện và hoàn thành hiện mô hình nến đảo chiều gần Trendline:

Trong trường hợp này ta vào lệnh sau khi giá hoàn thành mô hình nến ôm giảm – Bearish Engulfing.

Xem thêm mô hình nến Bearish Engulfing

3.Giao dịch an toàn.

Điểm vào lệnh là khi thấy có tín hiệu giá phá vỡ trendline tăng điều chỉnh ( trendline nét đứt trong hình).

Tiếp tục quan sát xem kết quả:

Thị trường đã giảm mạnh sau đó

Giá đã chạm cạnh dưới kênh giá sớm hơn so với dự tính do đó Trader cũng nên chốt 1 phần lệnh hoặc toàn bộ lệnh giao dịch tại điểm đó.

Giá đã tăng trở lại – việc tối thiểu chốt 1 phần lợi nhuận tại cạnh dưới kênh giá là một quyết định nên làm.

Mỗi cách giao dịch đều có ưu điểm nhược điểm, hãy xem Bảng sau để hiểu rõ hơn:

Bảng so sánh

Cả 3 cách giao dịch đều thuận theo xu hướng thị trường

Trong trường hợp nếu có nến tăng đóng cửa ngoài trendline thì ta nên đứng ngoài thị trường để quan sát. Vì đó có thể là tín hiệu cảnh báo xu hướng có thể bị phá.

 Để tăng xác suất thành công Trader nên sử dụng cách giao dịch 2 và 3.

Khi Trendline 2 bị phá ta sẽ quan tâm đến Trendline 1, để tìm kiếm cơ hội giao dịch

Kiến thức cần nhớ:

1.Chỉ vẽ những trendline tin cậy trên biểu đồ để tìm kiếm cơ hội giao dịch.

2.Hiểu các cách giao dịch theo trendline và ưu nhược điểm của chúng.

Bài tiếp theo

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES
5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!