Có cậu học sinh nọ, khi đã đến tuổi đi học, cha mẹ cho cậu đến học ở một ngôi trường gần nhà. Khác với bạn bè, cậu chưa được làm quen với bảng chữ cái và các con số trước khi đến trường.
Các bạn của cậu đã được học trước đó nên có thể viết và làm toán một cách dễ dàng. Thay vào đó, do chưa được làm quen với chữ viết, con số, cậu tỏ ra chậm chập hơn so với các bạn ở trên lớp.
Dần dần, cậu đã bị gắn mác là tiếp thu chậm, điều này khiến các bạn của cậu chê cười. Cậu cảm thấy xấu hổ vì điều đó.
Cô giáo ở trường thì không thật sự quan tâm đến học sinh mà chỉ lo lắng đến kết quả thi đua, việc có những học sinh kém sẽ ảnh hưởng nhiều đến thành tích dạy học. Cô thường phàn nàn với bố mẹ cậu rằng cậu là một đứa trẻ khó tiếp thu.
Đến một ngày, cậu chuyển trường đi kèm với đánh giá là học sinh chậm tiến bộ.
Khoảnh khắc đó khiến cậu cảm thấy buồn chán.
Cậu được chuyển đến một ngôi trường tư tốt hơn. Nơi đây, giáo viên đặt việc dạy học sinh là ưu tiên hàng đầu. Cha mẹ cậu chia sẻ với giáo viên câu chuyện cậu gặp phải ở ngôi trường đầu tiên.
Tại đây cậu được học cẩn thận kỹ năng đánh vần, tính toán với các con số. Và rồi kết quả cuối năm học của cậu, cho thấy cậu là một học sinh bình thường không hề bị chậm tiếp thu như đánh giá của cô giáo ở ngôi trường đầu tiên.
Tư duy giáo dục theo kiểu đánh giá rồi gắn mác học sinh là rất nguy hiểm. Nó khiến học sinh bị gắn chặt với các mác đó khó mà thay đổi được.
Hay một câu chuyện khác của em nữ sinh thi đại học, từ nhỏ em đã nuôi ước mơ trở thành một sinh viên của một trường kinh tế tại thành phố.
Em rất siêu năng học tập. Suốt mười hai năm qua em luôn là một học sinh giỏi và đạt nhiều thành tích học tập.
Bước vào kỳ thi đại học, em được điểm khá cao nhưng vẫn không thể đỗ đại học do thiếu một chút điểm.
Em đã suy nghĩ tiêu cực sau đó đã chọn con đường ra đi mãi mãi.
Ở câu chuyện thứ nhất cậu bé do bị gắn mắc chậm tiến bộ, cậu đã không thể khá hơn khi cô giáo có tư duy gắn mắc học sinh. Với giáo viên có tư duy gắn mắc thì họ thường hời hợt với những học sinh kém và để ý hơn các học sinh thông minh, tài năng.
Còn ở câu chuyện thứ hai thì em nữ sinh lại được gắn mác là con ngoan trò giỏi, tư duy đó đã gắn chặt vào tâm trí em, đến một ngày gặp thất bại em cho đó là một điều không thể chấp nhận được với các mác đang gắn trên mình, cuối cùng em đã chọn cách ra đi.
Đây là những câu chuyện buồn về tư duy gắn mắc mà ít nhiều có thể chúng ta đang bị ảnh hưởng bởi tư duy này.
Vậy tư duy gắn mắc là gì?
Tư duy gắn mắc là tư duy gắn chặt một phẩm chất nào đó cho một người nó mang tính cố định và khó có thể thay đổi được, đánh giá gắn mác được dựa trên kết quả hiện tại mà người đó đạt được. Điều này dường như đã đi trái với tự nhiên rằng bất cứ ai theo thời gian cũng đang phát triển và thay đổi không ngừng.
Qua hai câu chuyện trên ta có tự hỏi: tư duy gắn mác ảnh hưởng thế nào đối với một Trader?
Khi trở thành Trader thì hầu như chúng ta không bị ai đánh giá kết quả mình đạt được, chỉ chính chúng ta đánh giá mình.
Nếu ta đang gặp phải thời kỳ thua lỗ, bế tắc trong giao dịch thì tiếng nói của tư duy gắn mắc sẽ lên tiếng:
– Mình giao dịch thật tệ, mình là người thất bại, mình không thể thành công được với Trading.
– Trading quá khó, chỉ có số ít người tài giỏi là thành công.
– Mình cũng chẳng có tài năng gì cả, làm sao có thể thành công được với con đường Trading.
Vấn đề mà Trader đang gặp phải đó là đã gắn mác cho chính mình khi kết quả giao dịch không được như mong muốn ở thời điểm hiện tại.
Chắc có lẽ khi kết quả giao dịch tốt thì Trader cũng gắn cho mình cái mác mình thật tài giỏi.
Trader có tư duy gắn mác khiến họ luôn hoài nghi chính mình khi gặp bất cứ khó khăn.
Khi tự nhận bản thân là kẻ thất bại và khó có thể thay đổi được dẫn tới suy nghĩ tiếp tục chỉ làm lãng phí thời gian và tiền bạc, nên từ bỏ, ngừng nỗ lực là một lựa chọn an toàn, có vẻ rất hợp lý.
Tư duy gắn mác khiến ta đánh giá phiến diện về chính bản thân mình. Bản thân là thất bại, thất bại là ta, kết quả là ta, ta là kết quả đó.
Khác với tư duy gắn mác là tư duy phát triển, với tư duy phát triển nó mở ra sự tò mò, niềm vui được sống hết mình để chinh phục thử thách, khám phá những điều mới lạ.
Tư duy phát triển chú trọng nhiều vào quá trình nỗ lực trong việc cải thiện, nâng cao năng lực, phát triển kỹ năng, trong đó kết quả là phản hồi đánh giá chất lượng của sự cố gắng đó, một phản hồi tốt có nghĩa là ta đang đi đúng, còn một phản hồi xấu ta cần tiếp tục điều chỉnh, thay đổi. Kết quả không là một định nghĩa cố định.
Còn với tư duy gắn mác kết quả là tất cả, kết quả là cố định, một người yếu kém sẽ yếu kém mãi, một người tài giỏi sẽ mãi tài giỏi. Tư duy gắn mắc không có cái nhìn lạc quan khi gặp phải trở ngại, khó khăn.
Đối với Trader chuyên nghiệp hầu hết họ phải xây dựng một tư duy phát triển, có thể họ không nhận ra điều đó nhưng các Trader này bằng cách này hay cách khác đã tạo cho mình một tư duy phát triển. Thay vì tự gắn mác chính mình với các kết quả hiện tại.
Khi gặp phải khó khăn họ sẽ đưa ra những câu hỏi có ý nghĩa hơn:
– Làm thế nào để mình cải thiện kết quả giao dịch?
– Mình cần phải cải thiện ở đâu để giao dịch trở nên tốt hơn?
– Vấn đề này có thể giải quyết bằng cách nào?
Thay vì đưa ra câu khẳng định thì họ đặt ra những câu hỏi để kích hoạt sự tư duy để tìm giải pháp.
Mỗi câu hỏi của Trader chuyên nghiệp luôn mong muốn đào sâu sự hiểu biết về Trading, họ tiếp tục dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, khắc phục những hạn chế của chính mình.
Trở ngại được coi là thử thách mà họ cần tìm cách vượt qua. Họ tò mò khám phá các khía cạnh của Trading.
Điều này giúp họ tránh lãng phí thời gian vào những suy nghĩ không giúp họ tiến bộ.
Các Trader có tư duy gắn mác luôn cho rằng thành công trong Trading đến từ tài năng có sẵn, có điều kiện thuận lợi, chẳng cần phải nỗ lực quá nhiều.
Thực ra, tài năng có được cùng đến từ nỗ lực, chăm chỉ đi kèm với đam mê cháy bỏng. Đam mê Trading là động lực rất lớn để vượt qua các trở ngại. Còn nếu Trading không làm ta thấy thích thú thì từ bỏ cũng là một lựa chọn.
Vậy! khi đã chấp nhận tiếp tục hành trình Trading là ta đã chấp nhận những thử thách, đừng để tư duy gắn mắc làm ta nhụt chí, đừng để những kết quả của hiện tại làm ta phải đắn đo, thay vì đó hãy đặt ra những câu hỏi làm thế nào, tại sao để cải thiện bản thân từng ngày và phát triển cho mình kỹ năng giao dịch chuyên nghiệp theo thời gian.
Ngay cả khi đạt được kết quả tốt thì đó cũng là kết quả ở thời điểm hiện tại nó không đảm bảo tương lai sẽ tiếp tục có được kết quả đó, học hỏi liên tục, khát khao cho sự tiến bộ là điều cần thiết, luôn đặt ra những câu hỏi: làm thế nào? tại sao?… là cách ươm mầm cho tư duy phát triển!
Mỗi chúng ta đều có trong mình tư duy gắn mác và tư duy phát triển tồn tại song song, sự lớn mạnh của tư duy này sẽ lấn át tư duy còn lại, hãy nhận ra những tiếng nói của tư duy gắn mác đừng chê cười hay chối bỏ nó, nó là một phần của ta, hàng ngày hãy nuôi dưỡng cho mình tư duy phát triển lớn mạnh thì con đường trở thành một Trader chuyên nghiệp sẽ xán lạn hơn rất nhiều!
Tuyệt vời !