HomePhương Pháp Giao DịchPhương Pháp Quản Trị Rủi Ro Và Tăng Trưởng Tài Khoản Cho...

Phương Pháp Quản Trị Rủi Ro Và Tăng Trưởng Tài Khoản Cho Trader

Trong quá trình giao dịch Trader sẽ gặp phải vô số những hoàn cảnh éo le như : giao dịch đang có lợi nhuận, sau khi đóng giao dịch thì thị trường tiếp tục di chuyển đúng hướng.

Sau đó Trader hiểu rằng, cần phải giữ giao dịch lâu hơn nhưng oái oăm thay, những lần giữ giao dịch lâu hơn thì thị trường lại quay đầu.

Hay mỗi giao dịch Trader đưa ra một mức rủi ro khác nhau, để rồi xem kết quả giao dịch và nhận ra, những giao dịch tệ lỗ rất lớn, giao dịch tốt có lợi nhuận rất nhỏ.

Ngoài ra thì việc cháy tài khoản vẫn thường xuyên xảy ra với những Trader mới.

Bài viết hôm nay sẽ là một liều thuốc để chữa trị những những căn bệnh thâm căn cố đế trên của Trader.

Thực tế giao dịch, Trader bị chi phối rất lớn bởi cảm xúc, vì vậy cần phải thiết lập các quy tắc để hạn chế sự ảnh hưởng đó.

Có lẽ Trader đã quá quen thuộc với những lời khuyên như :

– Rủi ro cho mỗi giao dịch là 1-2% tài khoản.

– Rủi ro tối đa một tuần hay một tháng từ 5-10% tài khoản.

Đó là những lời khuyên rất hay nhưng nhiều Trader vẫn còn lúng túng khi áp dụng.

Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cho Trader :

Cố định số tiền rủi ro

Trader hãy cố định số tiền rủi ro cho mỗi giao dịch. Đó là số tiền cụ thể.

Chỉ khi đạt tới một mức tăng trưởng vốn nhất định Trader mới nên nghĩ tới chuyện tăng mức rủi ro.

Giả sử số vốn ban đầu trong tài khoản của Trader là $10.000, ta quy ước 1% của tài khoản là 1R = $100.

R là số tiền tương ứng với 1% tài khoản.

Nếu Trader rủi ro 1% (1R) tài khoản thì mỗi giao dịch sẽ có mức rủi ro là $100.

Còn nếu Trader rủi ro 2%(2R) thì mỗi giao dịch có mức rủi ro là $200.

Trader hãy duy trì mức rủi ro cố định bất kể giao dịch trước đó có lời hay lỗ.

Xem thêm công cụ tính khối lượng giao dịch với số tiền rủi ro

Lợi ích của việc cố định số tiền rủi ro

Cố định số tiền rủi ro là giải pháp để Trader không đưa ra mức rủi ro theo cảm tính.

Không cố định số tiền rủi ro, lúc Trader có tâm trạng quá khích : tâm lý muốn lấy lại tiền từ thị trường, trả thù thị trường sau giao dịch thua lỗ, tâm lý hứng phấn sau chuỗi giao dịch thắng lợi.. sẽ sẵn sàng chấp nhận rủi ro lớn.

Mặt khác khi Trader tỉnh táo, lên kế hoạch cẩn thận lại chấp nhận rủi ro quá nhỏ.

Điều này sẽ dẫn tới kết quả giao dịch tệ có mức thua lỗ lớn, giao dịch tốt có mức lợi nhuận nhỏ.

Chia khối lượng giao dịch ít nhất làm hai phần

Với mỗi cơ hội giao dịch Trader nên chia giao dịch ít nhất thành 2 phần.

 Ví dụ Trader lên kế hoạch giao dịch có mức rủi ro là 1R và chia làm 2 phần. Khi đó mỗi lệnh có rủi ro là 0.5R = $50. Việc chia giao dịch làm nhiều phần sẽ giúp Trader thuận tiện trong việc thực hiện chiến lược lấy lợi nhuận từng phần.

Ngoài ra nó còn giải quyết vấn đề tâm lý, vào những thời điểm thị trường đi không đúng theo kế hoạch, Trader rất phân vân không biết nên đóng hay giữ giao dịch.

Giao dịch đang có lợi nhuận 

 Trader có thể đóng 50% khối lượng giao dịch để cảm thấy thoải mái hơn.

Trong trường hợp thị trường quay đầu về hòa (giao dịch đã rời mức cắt lỗ về mức giá vào lệnh) : Trader vẫn cảm thấy hài lòng vì đã có được lợi nhuận từ việc đóng 50% khối lượng lệnh trước đó.

Còn nếu thị trường tiếp tục di chuyển đúng hướng thì với 50% khối lượng còn lại Trader sẽ có được thêm lợi nhuận, mà không cảm thấy nuối tiếc nếu như đóng toàn bộ giao dịch.

Xét về tâm lý , Trader sẽ có được sự thoải mái cho dù kết quả có như thế nào.

Việc trung hòa tâm lý chỉ có được khi Trader đóng 50% khối lượng giao dịch.

Nếu Trader đóng 80% và giữ 20% khối lượng giao dịch. Khi thị trường đi đúng hướng, Trader sẽ cảm thấy tiếc nuối và tự tránh bản thân tại sao không giữ lại nhiều hơn.

Ngược lại, khi đóng 20% và giữ lại 80% khối lượng giao dịch, trong trường hợp thị trường đi ngược hướng Trader sẽ trách bản thân : tại sao mình không giữ khối lượng giao dịch ít hơn.

Giao dịch đang lỗ 

Cách này cũng có thể áp dụng khi giao dịch đang bị lỗ Trader cảm thấy phân vân không biết nên chốt sớm hay để giá chạm mức cắt lỗ.

Trader có thể đóng 50% khối lượng giao dịch để trong bất cứ trường hợp nào cũng cảm thấy thoải mái hơn.

Chú ý khi giao dịch đang có lợi nhuận âm không áp dụng chiến lược : dịch hay bỏ mức cắt lỗ với 50% khối lượng giao dịch.

Giảm thiểu rủi ro khi gặp phải thua lỗ

Trader nên giảm thiểu rủi ro khi liên tiếp gặp phải thua lỗ, thông thường khi sụt giảm 10% tài khoản Trader cần giảm số tiền rủi ro.

Với số vốn $10.000 khi giảm xuống $9.000 lúc này mỗi giao dịch chỉ rủi ro tối đa 1% = 1R = $90.

Cứ như vậy sau mỗi lần sụt giảm 10% tài khoản Trader cần tính toán lại mức rủi ro.

Tăng trưởng tài khoản khi đạt lợi nhuận

Khi Trader kiếm được lợi nhuận lớn, cần có kế hoạch để tăng trưởng vốn theo lộ trình hợp lý,  cho phép mức rủi ro lớn hơn nhằm mục đích gia tăng lợi nhuận.

Đạt được mức tăng trưởng 10% tài khoản Trader có thể tăng thêm mức rủi ro.

Với tài khoản $10.000 khi Trader kiếm được $1000, số vốn tăng lên $11.000 khi đó rủi ro 1% = 1R = $110

Có một vấn đề là khi Trader kiếm được lợi nhuận rất dễ có tâm lý coi số tiền đó là tiền thị trường thay vì nghĩ đó là vốn ban đầu. Hậu quả dẫn tới các quyết định giao dịch thiếu thận trọng.

Biện pháp để giải quyết vấn đề này là bất cứ khi nào có được lợi nhuận sau khi đóng giao dịch, Trader hãy rút hết phần lãi sang tài khoản khác hoặc vào ví (wallet), luôn để số vốn ban đầu.

Đến khi đạt mức lãi 10% Trader mới đưa số tiền đó vào tài khoản giao dịch và thiết lập cho bản thân nhận thức sâu sắc rằng đó là số vốn ban đầu.

Thiết lập các mức rủi ro khác

Trader có thể thiết lập mức ro rủi trong ngày, trong tuần hoặc tháng để đưa ra cảnh báo ngừng giao dịch. Khi vượt qua mức thiết lập trên Trader hãy nghỉ ngơi một thời gian giúp cho tinh thần thoải mái trước khi quay trở lại giao dịch.

Thoát khỏi ham muốn giao dịch sau thua lỗ là một bản lĩnh mà Trader cần rèn luyện.

ảnh dreamstime.com

Tóm lại quản trị rủi ro có mối quan hệ mật thiết với quản trị cảm xúc trong giao dịch.

Rủi ro phù hợp với bản thân – tâm lý thoải mái và ngược lại !

Trên đây là những tham khảo để giải quyết vấn đề quản lý vốn và quản lý giao dịch cho Trader. Vì mỗi Trader có mức chịu đựng khác nhau vì vậy hãy tìm cho mình mức rủi ro phù hợp để không bị mất kiểm soát tâm lý.

Xem thêm lớp học tâm lý Trader

Những ý chính cần nhớ

Mỗi giao dịch rủi ro 1-2% tài khoản.

Chia nhỏ giao dịch ít nhất làm hai phần để quản lý giao dịch tốt hơn.

Đóng 50% khối lượng lệnh giao dịch giúp Trader cân bằng tâm lý.

Giữ nguyên mức rủi ro cố định cho đến khi tài khoản tăng trưởng hoặc sụt giảm 10% để đảm bảo giao dịch theo xác suất.

Thiết lập tư duy lợi nhuận kiếm được từ thị trường là vốn của mình để giao dịch cẩn trọng.

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES

1 COMMENT

5 2 votes
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

1 Comment
Oldest
Newest Most Voted
Inline Feedbacks
View all comments
spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!