HomePhương Pháp Giao DịchPullback là gì? Hướng dẫn chi tiết giao dịch Pullback

Pullback là gì? Hướng dẫn chi tiết giao dịch Pullback

Pullback là gì?

Pullback là sự tạm dừng hoặc điều chỉnh của thị trường trước khi tiếp tục xu hướng.

Nó được ví như trạm nghỉ của thị trường sau đợt giá tăng hoặc giảm mạnh.

Pullback trong xu hướng tăng

Giai đoạn thị trường được tô xanh chính là giai đoạn Pullback, nó có thể đi ngang hoặc điều chỉnh giảm (ngược với xu hướng tăng chính).

Pullback trong thị trường giảm giá

Giai đoạn thị trường giảm giá và giai đoạn thị trường pullback (tô màu xanh) xen kẽ nhau.

Thị trường cũng cần được nghỉ ngơi đó là lý do Pullback xuất hiện.

Sự khác biệt giữa Điều chỉnh – Pullback và Đảo chiều Reverse

Nên nhớ là Pullback chỉ là đợt điều chỉnh mà không làm thay đổi xu hướng thị trường. 

Nó trái ngược với khái niệm Đảo chiều – Reverse.

Hãy nhớ:

Sau Pullback – Thị trường di chuyển theo xu hướng trước đó.

Sau Reverse – Thị trường đổi chiều và thay đổi xu hướng trước đó.

Giao dịch Pullback

Với Trader giao dịch theo xu hướng thì giao dịch Pullback luôn được ưu tiên do nó có những lợi thế sau:

– Đi theo xu hướng thị trường, chắc hẳn ta từng nghe câu “Trend Is Friend” – xu hướng là bạn. Khi giá Pullback là cơ hội để ta tham gia thị trường đang có xu hướng.

– Có một mức cắt lỗ tối ưu và rõ ràng: khi thị trường có xu hướng mạnh nếu ta tham gia thị trường ngay có thể ta phải chấp nhận một mức cắt lỗ lớn, nhưng nếu kiên nhẫn chờ đợi điều chỉnh ta sẽ có mức cắt lỗ rõ ràng.

– Lệnh giao dịch có tỷ lệ R:R tốt: việc giảm thiểu rủi ro từ giao dịch Pullback giúp ta có được tỷ lệ R:R cao.

Tuy nhiên giao dịch Pullback cũng có nhưng mặt hạn chế của nó ta cần biết:

– Bỏ lỡ cơ hội: một số thời điểm thị trường lực giá mạnh sẽ không có đợt điều chỉnh rõ ràng có thể khiến ta bỏ lỡ những lúc thị trường biến động lớn.

– Gặp phải thị trường đảo chiều: là một Trader giao dịch Pullback ta sẽ không tránh khỏi thời điểm giá đảo chiều thay vì điều chỉnh. Hãy trao dồi kỹ năng giao dịch giúp ta hạn chế hoặc sớm nhận ra sự bất thường để hạn chế rủi ro.

Những công cụ đắc lực hỗ trợ giao dịch Pullback

Khi giao dịch Pullback ta cần đánh giá được lực giá pullback, với lực giá Pullback càng yếu thì nó càng tin cậy đó là một sự điều chỉnh chứ không phải đảo chiều xu hướng.

Hãy nhớ giao dịch pullback với xu hướng càng rõ thì càng tốt.

Để tăng xác suất thành công cho lệnh giao dịch ta hãy sử dụng một số công cụ sau:

1.Sử dụng Fibonacci Retracement để đánh giá lực Pullback

Đa số Trader sử dụng Fibo để đánh giá độ mạnh yếu của Pullback, trong thị trường có xu hướng

Với mức hồi:

Nhỏ hơn 38.2% : Lực pullback yếu 

Khoảng 38.2 – 50%: Lực pullback vừa phải

Lớn hơn 50% : Lực pullback mạnh 

Trader nên giao dịch Pullback khi thị trường hồi không quá 50% giúp tăng xác suất thành công cho lệnh giao dịch.

Khi giá điều chỉnh lớn hơn 50% khả năng giá đảo chiều tăng lên.

Đường xu hướng – Trendline

Ta có thể sử dụng Đường xu hướng – Trendline hỗ trợ giao dịch Pullback khi:

– Thị trường có xu hướng

– Xác định được đường xu hướng của thị trường.

Trong trường hợp này ta cần chờ giá hồi về được xu hướng để thực hiện giao dịch.

Ta có thể thấy các đợt Pullback của thị trường chạm vào đường xu hướng sau đó tiếp tục tăng giá.

Trong trường hợp này Trendline một công cụ đơn nhưng vô cùng hiệu quả.

Nó giúp ta xác định được vị trí giá cần chú ý để tham gia thị trường.

Mức kháng cự hỗ trợ 

Khi thị trường hình thành các mức kháng cự hỗ trợ ta cần chú ý đến những vùng này.

Các mức này sau khi bị phá vỡ giá thường xuyên hồi về trước khi tiếp tục xu hướng.

Mức hỗ trợ phá vỡ trở thành mức kháng cự sau đó.

Sự phá vỡ đánh dấu hình thành nên xu hướng giảm.

Giai đoạn điều chỉnh chấm dứt tại mức kháng cự và xu hướng giảm tiếp tục sau đó.

Đường trung bình 

Với thị trường có xu hướng rõ ràng nhưng,

Không xác định được đường xu hướng,

Đừng lo lắng bỏ lỡ cơ hội vì đã có đường trung bình.

Đường trung bình mang tính chất cản động, 

Nó cập nhật rất tốt với biến động liên tục của thị trường sau đó đưa ra những mức cản.

Ở đây ta sử dụng một cặp đường trung bình, với xu hướng giảm nó đóng vai trò là một vùng kháng cự.

Ta có thể tìm kiếm cơ hội giao dịch khi giá Pullback chạm vào vùng kháng cự được tạo bởi hai đường trung bình. 

3. Đánh giá giai đoạn Pullback kết thúc bằng chỉ báo MACD

Nó được dùng làm tín hiệu xác nhận kết thúc giai đoạn Pullback.

Có 3 tín hiệu sau ta cần chú ý:

MACD cắt qua mức 0 hai lần

Trong xu hướng giảm đường MACD thường nằm dưới mức 0.

Vùng tô xanh trên chỉ báo MACD là tín hiệu đặc trưng cho giai đoạn Pullback thị trường giảm.

Tại lần giao cắt thứ 2 với mức 0. Nó cảnh báo giai đoạn điều chỉnh kết thúc.

MACD đổi màu

Giai đoạn xuất hiện những cột xanh liên tục thể hiện thị trường điều chỉnh tăng giá. 

Khi có thanh đỏ xuất hiện trở lại thường đi kèm với giai đoạn Pullback chấm dứt.

Giao cắt đường MACD và đường tín hiệu

Thị trường xu hướng giảm rõ ràng

Khi MACD giao cắt với đường tín hiệu hướng xuống cũng đưa ra lời cảnh báo giai đoạn Pullback kết thúc. 

Thị trường tiếp tục xu hướng giảm.

Khoan đã, còn xu hướng tăng thì sao, có ví dụ không?

Ta hãy tư duy ngược lại nhé!

Trước khi kết thúc bài viết ta hãy cùng điểm lại những kiến thức quan trọng cần nắm được:

– Hiểu bản chất và nhận dạng được giai đoạn thị trường Pullback

– Đánh giá lực Pullback bằng Fibo.

– Sử dụng Trendline, Mức kháng cự hỗ trợ, Đường trung bình hỗ trợ tìm điểm vào lệnh khi giao dịch Pullback.

– Sử dụng chỉ báo MACD làm tín hiệu xác nhận quá trình Pullback kết thúc, thị trường bắt đầu trở lại xu hướng.

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!