HomeLớp học xác định xu hướngHiểu Đúng Về Đường Xu Hướng - Trendline Và Cách Vẽ Sao...

Hiểu Đúng Về Đường Xu Hướng – Trendline Và Cách Vẽ Sao Cho Đúng?

Những ngày đầu tiên học cách vẽ trend, Trader rất bối rối và đây là kết quả:

Thật là khó nhìn phải không nào?

 Có vẻ nếu không vẽ trend việc dự đoán thị trường lên hay xuống còn dễ hơn. Nhưng không, lỗi không phải do công cụ – trendline mà do Trader chưa biết cách dùng. Trong bài viết nàyTrader sẽ hiểu được ý nghĩa của trendline, cách vẽ và cách sử dụng sao cho hiệu quả.

Bắt đầu nhé:

1.Tại sao phải vẽ trendline – đường xu hướng

Đơn giản là:

– Đường xu hướng – trendline có tác dụng hỗ trợ việc nhìn ra xu hướng của thị trường.

– Từ đường xu hướng Trader tìm kiếm vị trí để giao dịch thuận xu hướng được dễ dàng hơn.

2. Đường xu hướng – Trendline giúp ta nhìn ra xu hướng của thị trường.

Với nhiều trader kinh nghiệm thì họ có thể nhìn ra xu hướng thị trường mà không cần công cụ hỗ trợ nào. Nhưng trước khi làm được điều đó thì họ cũng đã vẽ rất rất nhiều đường xu hướng – trendline.

Việc vẽ đường xu hướng giúp cho Trader nhìn ra xu hướng một cách trực quan hơn. Đồng thời cũng dễ dàng đánh giá được sớm nếu xu hướng đó bị phá vỡ.

3. Xác định vị trí để giao dịch

Sau khi đã xác định được xu hướng thị trường. Nếu là xu hướng tăng thì việc giao dịch gần đường xu hướng tăng sẽ đem lại xác suất thành công cao, đồng thời chịu một mức rủi ro thấp nhất so với việc giao dịch xa đường xu hướng.

Khi có đường xu hướng Trader dễ dàng xác định được vị trí tham gia vào thị trường.

4. Quy tắc vẽ Đường xu hướng – Trendline

4.1: Đường xu hướng tăng – Uptrend

Trong xu hướng tăng Trader đã biết rằng cấu trúc thị trường là luôn tạo các đỉnh và các đáy cao hơn.

Để vẽ một Đường xu hướng tăng – Uptrend ta cần:

  • 2 đáy trong đó ĐÁY 2 cao hơn ĐÁY 1, ĐỈNH 1 nằm giữa 2 đáy,
  • Khi giá thị trường vượt ĐỈNH 1, nối ĐÁY 1 với ĐÁY 2 ta có được một đường UPTREND.

Tại sao khi giá vượt đỉnh 1 thì Trader mới nên vẽ trendline?

Lý do là khi giá vượt đỉnh 1 thì chắc sẽ hình thành nên cấu trúc tạo đỉnh tiếp theo cao hơn đỉnh (1) trước đó, nó báo hiệu cho một xu hướng tăng có thể hình thành. Còn nếu giá không vượt đỉnh 1 Trader vẫn có thể vẽ trendline từ đáy 1 nối với đáy 2 nhưng xác suất để thị trường hình thành xu hướng tăng sẽ không cao.

4.2 Đường xu hướng giảm – Downtrend

Tương tự, trong xu hướng giảm Trader đã biết rằng cấu trúc thị trường giảm luôn tạo các đỉnh và các đáy thấp hơn.

Để vẽ một Đường xu hướng giảm – Downtrend ta cần:

  • 2 đỉnh trong đó ĐỈNH 2 thấp hơn ĐỈNH 1, ĐÁY 1 nằm giữa 2 đỉnh
  • khi giá vượt qua ĐÁY 1, nối ĐỈNH 1 với ĐỈNH 2 ta có được một đường DOWNTREND

Lưu ý:

  • Khi giá vượt qua đỉnh hoặc đáy ban đầu mới nên vẽ Đường xu hướng – trendline.
  • Điểm vẽ trendline có thể dùng giá đóng cửa,cao nhất, thấp nhất của cây nến hình thành tại đáy hoặc đỉnh. Ưu tiên sử dụng giá đóng cửa.
  • Chú ý hiệu chỉnh trendline sao cho đi qua nhiều điểm nhất.
  • Trendline là một công cụ tĩnh nên không thể tự điều chỉnh với sự thay đổi của thị trường vì vậy Trader cần phải cập nhật lại trendline sao cho phù hợp với những biến động mới của thị trường.

5. Cách vẽ trendline

Khi giá vượt lên trên ĐỈNH 1 ta nối ĐÁY 1 với ĐÁY 2 được một đường xu hướng tăng. Trong trường hợp này ta sử dụng giá đóng cửa thấp nhất tại ĐÁY 1 và giá đóng cửa thấp nhất tại ĐÁY 2.

Lý do Trader nên ưu tiên sử dụng giá đóng cửa để vẽ trend là do giá đóng cửa là mức giá quan trọng và ít bị nhiễu so với giá cao nhất và thấp nhất. Tiếp tục ta xem thị trường tương tác với trend:

Giá đã có 2 lần chạm trend sau đó, đó là 2 cơ hội để Trader có thể cân nhắc để tham gia thị trường.

Điều thú vị là ta đã xác định được đường xu hướng – trendline này từ trước.

Đó là một công cụ đơn giản nhưng hữu hiệu để tìm kiếm cơ hội giao dịch.

6.Sai lầm thường gặp khi vẽ trendline

Sai lầm phổ biến nhất ta hay mắc phải là chưa có tín hiệu hình thành xu hướng ta đã vẽ đường xu hướng.

Nếu ta tự do vẽ trendline chỉ cần 2 nối 2 điểm ta sẽ được trenline như sau:

Trendline được vẽ mà ta chỉ cần 2 điểm và không cần quan tâm tới nguyên tắc giá cần vượt qua đỉnh 1.

Ngoài việc Trendline trên không tin cậy, về bản chất ta đã ngộ nhận giá đã tạo đáy 2 từ đó ta sẽ có tư duy giao dịch mua lên.

Khi trong đầu có suy nghĩ đó và thị trường xuất hiện một tín hiệu (nến trắng có bóng nến rút chân xuất hiện gần trendline) như hình sau:

Ta sẽ thấy đây là cơ hội tuyệt vời và nhanh tay giao dịch mua lên:

thông thường vùng đặt SL sẽ là dưới đáy mà ta ngộ nhận đó là Đáy 2

Ta chờ đợi kết quả tiếp theo của thị trường…

Bùng bùng bùng… giá giảm mạnh…

Và ta bị hít SL thật là một trải nghiệm không mấy dễ chịu.

Đó là lý do ta không nên vẽ trend khi thị trường chưa xác nhận có thể hình thành nên xu hướng, khi ta vẽ thì chính Trenline thiếu tin cậy nó định hướng cách ta giao dịch.

Ta sẽ học các phần tiếp theo để hiểu rõ và vận dụng tối đa sức mạnh của trendline trước khi học cách giao dịch bằng trendline.

Bài tiếp theo

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!