HomeKiến thức quan trọngNhững Điều Bạn Có Thể Học Hỏi Được Từ Nhà Giao Dịch...

Những Điều Bạn Có Thể Học Hỏi Được Từ Nhà Giao Dịch Giỏi Nhất Citibank

“Vào năm cuối cuối đại học, tôi trúng số độc đắc.

Không, tôi đã không trúng số.

Tôi thậm chí còn tốt hơn, tôi đã có được công việc mà tôi muốn trên thị trường.” 

Để tôi nhắc lại: Công việc.

Lưu ý: Bài học là nếu tôi làm được thì ai cũng có thể làm được.

Khi 14 tuổi, tôi tự nhiên biết rằng mình muốn trở thành một nhà giao dịch. Một ngày nọ, tôi đang ở trong văn phòng của bố tôi và lấy một cuốn sách ra khỏi giá của ông về các nhà đầu tư nổi tiếng, tôi khám phá ra một thế giới mà hầu như tôi không biết là có tồn tại. Những câu chuyện về việc tạo ra vận may lớn nhờ trí tuệ của một người đã thu hút tôi và tôi bị cuốn hút. Kể từ đó, tôi biết mình muốn trở thành một nhà giao dịch.

Ở trường đại học, tôi tự nhiên thích tìm kiếm những thông tin liên quan tới công việc giao dịch. Chiếc bàn duy nhất mà các bạn cùng lớp tôi thèm khát đó là chiếc bàn làm việc ở Citibank. 

Mỗi năm, Citibank thuê một người trên thế giới đến bàn giao dịch ngoại hối, trái phiếu, cổ phiếu. Đó là giao dịch đơn giản – bạn có thể giao dịch bất cứ thứ gì bạn muốn bằng vốn tự có của Citibank trong khi ngồi gần những người giỏi nhất trong ngân hàng. Đây là cơ hội hiếm có để học hỏi. Nếu bạn giỏi, công việc này sẽ là một mỏ vàng tiềm năng.  

Đối với tôi, sự hấp dẫn là rất rõ ràng. Tôi đã tạm nghỉ một học kỳ để chuẩn bị cho các cuộc phỏng vấn. Tôi đã đọc các số phát hành của tạp chí Euromoney mười năm trở về trước. Tôi đã tìm hiểu tên và tiểu sử của tất cả mọi người đã từng làm việc tại bàn giao dịch của Citibank. Tôi cũng đã tự học giao dịch trên thị trường ngoại hối, trái phiếu, cổ phiếu trong tài khoản của mình để làm quen. Những chiến thắng lớn của tôi bao gồm đồng Rand của Nam Phi và trái phiếu chính phủ của Iceland. Sau ba tháng làm việc không ngừng nghỉ, tôi đã sẵn sàng.

Sau hai vòng phỏng vấn căng thẳng ở New York và một vòng ở London, tôi nhận được cuộc điện thoại đã chờ từ lâu: “Bạn được thuê, nhà giao dịch giỏi nhất của chúng tôi vừa chuyển từ New York đến London, bạn có muốn đến ngồi cạnh anh ấy không?

Tôi đã nói: “Có” trong khoảng một nano giây – Tôi đã trúng độc đắc!

Vài tháng sau, tôi đã ngồi cạnh nhà giao dịch này. Chúng tôi đặt biệt danh cho nhà giao dịch này là Vô Song – bởi vì anh ta đã như vậy. Ngay khi tôi bắt đầu làm việc, tôi đã nghe tất cả những truyền thuyết về anh ấy. Anh ấy có tổng thu nhập cao nhất mới chỉ ở tuổi 21. Người kiếm tiền nhiều nhất trong toàn bộ giao dịch viên tại Citibank “Thiên tài toàn diện”.

Vô Song còn hơn cả một nhà giao dịch vĩ đại. Anh ấy là một nhà tiên tri, một người có trí tuệ giao dịch thực sự. Tôi sẽ cố gắng chặt lọc một số nguyên lý quan trọng nhất của anh ấy.

#1. Vẫn ok, khi không có giao dịch.

Bạn là một nhà giao dịch, vì vậy bạn luôn phải có giao dịch, phải không?

Câu trả lời ngắn gọn: Không, không cần thiết.

Đây là một trong những điều khó học nhất. Thông thường, các nhà giao dịch có thiên hướng hành động và muốn làm điều gì đó – bất cứ điều gì. Về mặt tâm lý, cảm giác không có giao dịch khiến bạn cảm thấy kỳ cục. Có thể bạn cảm thấy như mình không làm việc hoặc bạn không có quan điểm về thị trường.

Vô Song cực kỳ giỏi về khả năng đứng ngoài thị trường. Nếu anh ta không có quan điểm mạnh mẽ về bất kỳ thị trường nào, thì anh ta chỉ ngồi đó. Khi không có gì để làm, anh ta không làm gì cả. Anh ấy nói rằng: “Không có giao dịch còn hơn là thực hiện một giao dịch ngu ngốc”. Bằng cách cho phép bản thân bỏ qua các giao dịch ngu ngốc hoặc kém chất lượng do chán nản, anh ta tránh được các giao dịch có khả năng khiến anh ta mất tiền. 

Vì vậy, anh ta thoải mái chờ đợi cho đến khi xuất hiện cơ hội giao dịch có xác suất chiến thắng cao và đặt cược táo bạo.

Mặc dù cách tiếp cận như vậy dường như đòi hỏi sự kiên nhẫn của một vị thánh, nhưng nó thực sự dễ dàng để duy trì lâu dài. Một khi bạn đã có một phương pháp luận và cảm thấy thoải mái với nó, thì bạn sẽ bị thuyết phục về giá trị của nó và muốn tiếp tục với nó. 

Bạn tiếp tục làm việc và theo dõi thị trường, nghĩ đến những giao dịch tiềm năng. Nhưng nếu một giao dịch không đáp ứng các tiêu chí của bạn, thì bạn không nên giao dịch.

Không có giao dịch phản ánh việc bạn đang làm việc một cách đúng đắn – có một phương pháp luận chặt chẽ và tuân thủ kỷ luật.

Cuối cùng, điều này trở thành bản chất tự nhiên của giao dịch. Để thành công, bạn cần phải đưa ra một loạt các quyết định giữa rủi ro/phần thưởng (R:R) đúng đắn. Nếu không tìm thấy bất cứ cơ hội nào có rủi ro/phần thưởng xứng đáng thì bạn không nên giao dịch. Từ chối các giao dịch có rủi ro/phần thưởng thấp thực sự là một quyết định tốt. 

Nếu đó là một quyết định đúng đắn thì hãy tin vào nó.

#2. Sau khi điều chỉnh, bạn sẽ nhìn lại và nghĩ “Vấn đề lớn nhất là gì?”

Nguồn ảnh Freepik

Khi bạn có một giao dịch, việc theo dõi biến động giá có thể sinh ra rất cảm xúc. Quá trình kiếm tiền từ một giao dịch có thể rất thú vị, đặc biệt nếu bạn đã nắm được một cơ hội kéo dài nhiều tháng. Mất tiền có thể là một nỗi đau, ngay cả khi nó chỉ đang ở giai đoạn điều chỉnh của xu hướng dài hạn.

Đây là một trong những bài học quan trọng mà Vô Song đã dạy tôi. Khi bạn mở một giao dịch, bạn cần có một số lý do nhất định để tham gia vào giao dịch đó. Nếu giao dịch đang kiếm tiền và những lý do vẫn còn hiệu lực, thì hãy ngồi yên đó để nó kiếm tiền cho bạn. Giữa lúc đó, có thể có một số giai đoạn ngắn hạn dường như làm bạn nao núng. Hãy để mắt đến bức tranh toàn cảnh.

Thông thường, bạn có một giao dịch chiến thắng và nó chính xác ngay lúc đầu. Sau đó, trong một ngày thị trường đi ngược lại giao dịch của bạn, điều này có thể khiến bạn hoảng sợ. Bạn cảm thấy lợi nhuận của mình bị giảm dần. Bạn lo lắng và đóng giao dịch để ngăn chặn cơn đau. Được rồi, bạn đã hết đau. Nhưng đó có phải là một giao dịch tốt? Đóng giao dịch đó có ý nghĩa không? Trong hoàn cảnh hoảng loạn và cảm thấy không chắc chắn.

Sau đó, bạn xem xét lại các biểu đồ. Bạn thấy một xu hướng tốt, thị trường phản ứng ngược lại xu hướng trong một hoặc ba ngày – hầu như không đáng chú ý.  Xu hướng tiếp tục và đi xa nhiều hơn. Chỉ thời điểm đó, bạn mới nhận ra rằng bạn đã đóng giao dịch trong đợt điều chỉnh nhỏ và bỏ lỡ toàn bộ biến động theo xu hướng lớn hơn.

Vô Sông là người tuyệt vời trong việc nắm bắt toàn bộ xu hướng thị trường. Anh ấy sẽ bình tĩnh ngồi quan sát các đợt điều chỉnh, thậm chí các đợt điều chỉnh kéo dài nhiều tuần, nếu anh ấy tự tin rằng mọi thứ vẫn có ý nghĩa. Anh ấy luôn có thể kể lại những lý do mà anh ấy đã tham gia vào một giao dịch và tại sao anh ấy vẫn giữ  giao dịch đó. Nói một cách rõ ràng, những lý do đó sẽ không bao giờ thay đổi. Khi xem xét lại các biểu đồ và các xu hướng lớn mà anh ấy đã nắm bắt được, anh ấy sẽ nêu bật những điều chỉnh nhỏ chống lại anh ấy và đặt câu hỏi: “Vấn đề lớn nhất là gì?”.

Cách Vô Song làm điều này thật độc đáo. Mỗi ngày, anh ấy sẽ tự hỏi bản thân tại sao mình lại mở giao dịch này. Anh ấy sẽ xem qua luận điểm đầu tư của mình và kiểm tra từng phần để xem chúng có còn ý nghĩa hay không. Sau đó, anh ta sẽ hỏi những câu hỏi thích hợp như: “Điều gì có thể xảy ra và sự kiện này có ý nghĩa gì đối với thị trường?”. Để xem luận điểm đầu tư của anh ấy còn hiệu quả hay không. Nếu nó vẫn có ý nghĩa không có gì thay đổi, thì anh ta sẽ tiếp tục giữ giao dịch, ngay cả khi có biến động ngắn hạn.

Cuối cùng với tư cách là nhà giao dịch, bạn kiếm được lợi nhuận bằng cách đưa ra các quyết định có rủi ro/phần thưởng tốt. Một quy trình như thế này, trong đó bạn chỉ tập trung vào lý do tại sao bạn mở và đóng một giao dịch và có thể suy nghĩ thông qua các tình huống khác nhau. Nó làm giảm tác động của cảm xúc với bất kỳ hành động giá ngắn hạn bất lợi nào, giúp bạn chuẩn bị tốt hơn để đối phó với thị trường.

Khi nhìn lại một xu hướng dài hạn, bạn có thể yên tâm rằng không phải tất cả mọi lúc điều đi theo hướng của bạn. Mặc dù mất tiền trong vài ngày có thể bạn đã cảm thấy rất kinh khủng vào thời điểm đó, nhưng thực sự không quá đau đớn. Bỏ lỡ xu hướng lớn mà bạn đã bắt đầu từ rất sớm? Điều đó còn đau đớn hơn nhiều.

#3. Hãy can đảm để trở thành một chú lợn.

Không phải, ý của anh ấy là lăn lộn trong bùn. Thay vào đó, hãy sẵn sàng thực hiện một giao dịch rất, rất lớn khi bạn có niềm tin cao vào cơ hội có rủi ro/phần thưởng cực tốt.

Đây thực sự là mặt trái viên ngọc trí tuệ của Vô Song – khi không có gì để làm thì không làm gì cả. Nhưng nếu có điều khi đó để làm thì hãy làm lớn.

George Soros thường xuyên nói về điều này, bởi vì đó là đặc điểm chung của tất cả các nhà giao dịch vĩ đại. Để trở thành một người chiến thắng lớn, bạn phải đặt cược rất lớn trong các giao dịch có rủi ro/phần thưởng tốt nhất. Xem xét hầu hết các nhà giao dịch thực hiện một năm của họ với hai hoặc ba giao dịch lớn, thì bạn phải tham gia khi bạn nhìn thấy cơ hội tốt.

Câu hỏi quan trọng là: Làm thế nào để bạn đánh giá khi nào là một con lợn?

Câu trả lời: Bạn phải xếp hạng các giao dịch của mình về mức độ hấp dẫn/sự thuyết phục tổng thể và sau đó xếp hạng chúng cho phù hợp. Khi một giao dịch đáp ứng các tiêu chí tối thiểu để bạn giao dịch, thì bạn tiến xa hơn, xếp hạng nó trên thang 1-5 điểm về mức độ hấp dẫn tổng thể.

Ví dụ:

Hãy tưởng tượng bạn đang giao dịch một hệ thống tương tự như hệ thống CANSLIM của William J O’Neil. Để đơn giản hóa, bạn có các tiêu chí sau:

– Cổ phiếu có tăng trưởng EPS từ 25% trở lên.

– Xu hướng tăng mạnh mẽ – thị trường vượt ra khỏi giá nền có thời gian ít nhất 6 tuần với khối lượng trung bình hàng ngày gấp 2 lần.

– Cổ phiếu được các tổ chức lớn sở hữu và mua vào, bằng chứng khối lượng ngày càng tăng vào những ngày tăng.

– Một thị trường chứng khoán tổng thể đang có xu hướng tăng.

Một cổ phiếu có thể đáp ứng tiêu chí của bạn, với mức EPS tối thiểu 25%, vượt ra khỏi giá nền cơ sở 8 tuần. Trong trường hợp này, bạn sẽ đánh giá 1/5 là thấp nhất.

Mặt khác, cổ phiếu cho thấy mức tăng trưởng thu nhập +50% và vượt ra khỏi giá nền cơ sở kéo dài nhiều tháng với khối lượng khổng lồ, có sự mua vào đáng kể từ tổ chức lớn. Điều này xứng đáng là đạt 5/5.

Kích thước của bạn sẽ thay đổi như thế nào tùy thuộc vào thứ hạng? Đối với giao dịch đáp ứng 5/5 tiêu chí bạn sẽ muốn kích thước giao dịch lớn hơn vài lần so với giao dịch đáp ứng 1/5 tiêu chí. Điều đó có nghĩa bạn có thể đặt cược giao dịch đáp ứng 1/5 tiêu chí ở mức rủi ro 1-2% và bạn thấy thoải mái khi đặt cược giao dịch đáp ứng 5/5 tiêu chí ở mức rủi ro 6-10%.

Rốt cuộc, bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhất khi đặt cược nhiều hơn vào một giao dịch mà mọi thứ không thế tốt hơn, thay vì vào một giao dịch mà hầu như không đáp ứng tiêu chí đầu vào nào của bạn.

Đó là cách mà nhà giao dịch giỏi nhất tại Citigroup đã làm. 

Bất cứ khi nào anh ta tìm thấy một giao dịch mà tất cả tiêu chí đều được đáp ứng yêu cầu của anh ta và anh ta cảm thấy rủi ro/phần thưởng cực tốt, anh ta sẽ đặt một giao dịch khổng lồ.

Mặc dù không phải lúc nào cũng hiệu quả, nhưng lợi ích của những giao dịch chiến thắng sẽ vượt xa những giao dịch thua, khiến anh ta trở thành một người chiến thắng đáng nể. Trở thành một chú lợn và giành được điểm số cao là điều để trở thành người chiến thắng lớn.

Kết luận:

Phương pháp của Vô Song khá đơn giản. Anh ấy sẽ thực hiện nghiên cứu chuyên sâu về các thị trường vĩ mô, tìm kiếm các giao dịch phù hợp với phương pháp luận của mình.

Khi anh ta không có ý tưởng, anh ta sẽ không làm gì cả, khi anh ta có một đống ý tưởng anh ta sẽ chấp nhận rủi ro ở mức vừa phải, và khi anh ta có một ý tưởng tuyệt vời anh ta sẽ đặt cược rất, rất lớn.

Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực hiện nó sao cho đúng cách lại là một vấn đề khác. Trên thực tế, bất chấp tấm gương thực tế và sự giáo dục tuyệt vời của anh ấy, tôi vẫn là một kẻ thua cuộc. Tại sao?

Tôi không có một phương pháp luận xác định rõ ràng về cách tiếp cận các giao dịch. Cuối cùng, không có lời khuyên nào sẽ giúp ích cho bạn khi bạn không thực sự có một phương pháp luận rõ ràng.

Như Brett Steenbarger nói, rào cản lớn nhất đối với thành công trong giao dịch là vấn đề phương pháp luận. Hy vọng rằng, ví dụ của tôi sẽ cho bạn thấy tầm quan trọng của việc hiểu đúng những điều cơ bản.

Sau đó, tôi hy vọng những lời khuyên của nhà giao dịch giỏi nhất Citibank sẽ giúp bạn chuyển đổi giao dịch của mình lên cấp độ của những người giỏi nhất.

Theo Smbtraining

Đừng quên tham gia cộng đồng Học Viện Trader để nhận được những chia sẻ quý báu từ ace Trade Quỹ.

Cộng đồng Học Viện Trader

Facebook: https://www.facebook.com/hocvientrader

Discord: https://discord.com/hocvientrader

Group Telegram: https://t.me/hocvientrader

Channel Info: https://t.me/hocvientrader

Youtube: https://www.youtube.com/hocvientrader

RELATED ARTICLES
5 1 vote
Article Rating
Subscribe
Notify of
guest

0 Comments
Inline Feedbacks
View all comments
spot_img

Most Popular

error: Content is protected !!