1. Đường xu hướng là một kháng cự hỗ trợ
Về bản chất, đường xu hướng đóng vai trò là một kháng cự, hỗ trợ. Nên nó cũng có đặc tính là một vùng chứ không phải là một điểm hay một mức giá cụ thể.
Với Đường xu hướng tăng – Uptrend là một đường hỗ trợ
Với Đường xu hướng giảm – Downtrend là một đường kháng cự.
Khi đường xu hướng tăng – đường hỗ trợ bị phá vỡ nó đóng vai trò là đường kháng cự.
Ngược lại, đường xu hướng giảm – đường kháng cự sau khi bị phá vỡ trở thành đường hỗ trợ.
2. Cách vẽ một Vùng Trendline
- Sử dụng giá đóng cửa để vẽ trendline
- Nhân đôi trendline gốc lần 1 để bao trùm toàn bộ giá thấp nhất hoặc giá cao nhất của những lần giá chạm trendline ta có trendline 1
- Nhân đôi trendline gốc lần 2 để có nhiều điểm chạm vùng trendline ta có trendline 2.
- Trendline 1 và trendline 2 tạo thành một vùng trendline, thông thường khoảng cách giữa Trendline 1 và trendline 0 tương đương với khoảng cách giữa trendline 2 và trendline 0.
Chú ý: khi mở rộng vùng trendline đảm bảo biên độ vùng trendline không bị mở rộng quá mức, khiến việc xác định điểm giao dịch trở lên khó khăn.
Ví dụ
Sử dụng giá đóng cửa nối các đỉnh với nhau ta có được đường xu hướng giảm.
Nhân đôi trendline 0 lần 1 di chuyển song song đến giá cao nhất trong những lần giá chạm trendline 0 được trendline 1
Nhân đôi trendline 0 lần 2 di chuyển song song đến mức sao cho trendline chạm được nhiều đỉnh nhất.
Để dễ dàng vẽ được trendline 2 ta có thể chuyển biểu đồ sang dạng Line Chart:
Sau đó quay trở lại dạng biểu đồ nến ta có kết quả:
Vùng được tạo bởi trendline 1 và trendline 2 là vùng trendline, Trader sẽ tìm kiếm cơ hội bán xuống trong vùng Trendline.
Đây cũng là vùng giúp ta lọc được những trường hợp giá phá vỡ giả, sự phá vỡ được coi là tin cậy trong trường hợp cây nến tăng có giá đóng cửa vượt qua vùng trendline hay nói cách khác giá phá vỡ Trendline 1.
Việc vẽ thêm trendline 2 giúp ta có thêm có hội giao dịch, trong điều kiện thị trường có đỉnh đáy rõ ràng thì không nhất thiết phải vẽ thêm Trendline 2.
3.Sử dụng vùng trendline để lọc tín hiệu phá vỡ giả
Khi giá vượt lên đỉnh 1, sử dụng giá đóng cửa nối ĐÁY 1 và ĐÁY 2 ta vẽ được trendline 0:
Tiếp tục quan sát thị trường, khi có một đường xu hướng tăng, ta sẽ quan tâm tìm kiếm giao dịch mua lên khi giá chạm trendline:
Giá chạm trendline đồng thời có một nến pinbar thụt chân – đây có thể là một cơ hội mua lên.
Nếu ta giao dịch mua lên sau nến pinbar thì đây là kết quả:
Thật tuyệt giá đã tăng – điều ta cần làm nếu vào lệnh trước đó thì nên rời Sl về hòa.
Tiếp tục theo dõi diễn biến của thị trường:
Có những cây nến đóng cửa phía dưới trendline – liệu có phải là dấu hiệu trendline có thể bị phá?
Lúc này ta cần sử dụng vùng trendline, bằng cách nhân đôi trendline 0 sau đó di chuyển đến điểm thấp nhất của ĐÁY 1 ta có trendline 1 – tạo nên một vùng trendline như sau:
Tiếp tục theo dõi thị trường:
Xu hướng tăng vẫn được duy trì,
Việc sử dụng vùng Trendline đã đánh giá được xu hướng vẫn chưa bị phá so với việc chỉ sử dụng Trendline 0
Nếu có kinh nghiệm sử dụng Vùng Trendline thì ta có thể có thêm một cơ hội giao dịch.
Tiếp tục dõi theo thị trường:
Ở lần chạm cuối cùng với Vùng Trendline giá đã có một sự tôn trọng khi xuất hiện một cụm nến. Một nến giảm mạnh xác nhận xu hướng bị phá vỡ tiếp đó là một lực giá giảm rất mạnh.
Đó là cách ta dùng Vùng Trendline để đánh giá tín hiệu phá vỡ xu hướng.