1.Mô hình Hai Đỉnh – Hai Đáy
Mô Hình Hai Đỉnh – Double Top Pattern
Mô hình trông giống chữ M, nó hình thành khi thị trường đạt đỉnh và không phá vỡ được ngưỡng kháng cự.
Mô hình có đường viền cổ ở đáy – Neckline và đường kháng cự ở trên.
Mô Hình Hai Đáy – Double Bottom Pattern
Mô hình hai đáy giống như chữ “W” và nó cho thấy xu hướng giảm đang suy yếu, thị trường có thể tăng giá trong thời gian tới.
Mô hình có một đường viền cổ ở trên và đường hỗ trợ ở dưới cùng.
2.Mô hình Ba Đỉnh – Ba Đáy
Mô Hình Ba Đỉnh – Triple Top Pattern
Mô hình xuất hiện sau khi thị trường tăng giá đạt đỉnh.
Mô hình có đường viền cổ ở phía dưới và đường kháng cự ở phía trên.
Mô Hình Ba Đáy – Triple Bottom Pattern
Mô hình cho thấy xu hướng giảm giá bị suy yếu, thị trường có thể đảo chiều.
Mô hình có đường viền cổ phía trên và đường hỗ trợ phía dưới.
3. Mô hình Vai Đầu Vai
Mô Hình Vai Đầu Vai – Head And Shoulders Pattern
Mô hình thường xuất hiện cuối xu hướng tăng giá và đưa ra cảnh báo giảm giá trong thời gian tới.
Mô hình có ba đỉnh được gọi lần lượt là vai đầu vai trong đó đỉnh đầu luôn cao nhất và có đường viền cổ phía dưới.
Mô Hình Vai Đầu Vai Nghịch – Inverse Head And Shoulders Pattern
Mô hình đưa ra cảnh báo thị trường có thể chuyển từ xu hướng giảm sang xu hướng tăng.
Mô hình gồm ba đáy được gọi lần lượt là vai phải, đầu, vai trái trong đó đầu luôn thấp nhất, đường viền cổ của mô hình nằm ở trên.
4. Mô hình Nêm – Wedge
Nhóm mô hình Nêm có hai đường bao cùng hướng lên hoặc hướng xuống và hội tụ tại một điểm hoặc phân kỳ.
Mô Hình Nêm Thu Nhỏ Hướng Lên – Rising Wedge Pattern
Trong xu hướng giảm mô hình là một nhịp điều chỉnh tăng, nó thường được giao dịch như một tín hiệu tiếp tục xu hướng.
Mô hình nằm giữa hỗ trợ và kháng cự hướng vào nhau. Thị trường sẽ tạo ra mức cao hơn.
Mô Hình Nêm Thu Nhỏ Hướng Xuống – Falling Wedge Pattern
Mô hình đưa ra cảnh báo tăng giá trong thị trường có xu hướng tăng, nó đóng vai trò là một nhịp điều chỉnh giảm.
Mô hình thường kết thúc bằng sự phá vỡ biến động khi đường hỗ trợ phía dưới bị phá vỡ hoặc đường kháng cự phía trên bị phá vỡ và mô hình kết thúc.
Mô Hình Nêm Mở Rộng Hướng Lên – Ascending Broadening Wedge Pattern
Mô hình hình thành khi giá nằm giữa vùng hỗ trợ và vùng kháng cự biên độ giá có xu hướng mở rộng ra.
Mô hình kết thúc khi giá phá vỡ đường hỗ trợ hoặc đường kháng cự.
Mô Hình Nêm Mở Rộng Hướng Xuống – Descending Broadening Wedge Pattern
Mô hình có đường kháng cự và hỗ trợ cùng hướng xuống.
5. Mô Hình Tam Giác/ Cờ Hiệu
Mô Hình Tam Giác Tăng Dần – Ascending Triangle Pattern
Mô hình thường đưa ra cảnh báo tăng giá.
Mô hình có đường kháng cự nằm ngang và đường hỗ trợ hướng lên.
Mô Hình Tam Giác Giảm Dần – Descending Triangle Pattern
Mô hình có đường hỗ trợ nằm ngang và đường kháng cự hướng xuống.
Mô Hình Cờ Hiệu – Pennant Pattern
Khác với mô hình nêm mô hình cơ hiệu hai đường hỗ trợ và khác cự ngược hướng nhau.
Đường hỗ trợ phía dưới hướng lên trong khi đường kháng cự phía trên hướng xuống.
6. Mô Hình Chữ Nhật/Kênh Giá
Mô hình chữ nhật – Rectangle Pattern
Là mô hình có đường hỗ trợ phía trên và đường kháng cự phía trên song song nhau.
Mô hình kênh giá
Mô Hình Kênh Giá Giảm – Descending Channel Patter
Mô hình có đường hỗ trợ phía trên và đường kháng cự phía trên song song nhau và cùng hướng xuống.
Mô Hình Kênh Giá Tăng – Ascending Channel Pattern
Mô hình có đường hỗ trợ phía trên và đường kháng cự phía trên song song nhau và cùng hướng lên.
Kết luận cần ghi nhớ:
– Mô hình giá thể hiện thị trường bước vào giai đoạn tích lũy và chuẩn bị cho một đợt bùng nổ giá mạnh mẽ trong thời gian tới.
– Mô hình giá có thể đóng vai trò tiếp tục xu hướng hoặc đảo chiều.
– Mô hình giá kết thúc khi giá phá đường viền cổ – neckline hoặc đường kháng cự hỗ trợ của mô hình.